Giới thiệu một số văn bản quy phạm pháp luật ngành Xây dựng

Thứ ba, 24/03/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sáng nay 24/3/2004, tại buổi Giao ban báochí do Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông  Đỗ Quý Doãn - chủtrì, Bộ Xây dựng đã tham dự với thành phần gồm: đ/c Lê Văn Tới - Chánh Vănphòng; đ/c Chu Văn Chung - Vụ trưởng Vụ Pháp chế; đ/c Phạm Gia Yên - Chánh Thanhtra. Tại buổi Giao ban, Bộ Xây dựng đã giới thiệu tóm tắt nội dung chính và những điểmmới của 03 văn bản QPPL do Bộ chủ trì soạn thảo và được Chính phủ ban hành.

Ông Lê Văn Tới - Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng giới thiệu 03 văn bản QPPL do Bộ chủ trì

* Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ về thực hiện thí điểm một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, năm 2007, Bộ Xây dựng đã tiến hành kiểm tra, rà soát các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1680/BXD-PC ngày 03 tháng 8 năm 2007. Ngày 30/11/2007 Chính phủ đã ra Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP xử lý một số vướng mắc, cải cách một số thủ tục hành chính trong đầu xây dựng. Nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đã được Chính phủ giải quyết trong Nghị quyết nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế, thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng vẫn còn phức tạp và mất nhiều thời gian, nhất là đối với 3 loại dự án (dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp). Để tiếp tục thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số doanh nghiệp tiến hành rà soát các thủ tục hành chính của một số dự án trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Hà Tây và đã có văn bản số 1797/BXD-PC ngày 01/9/2008 báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Kết quả rà soát cho thấy số lượng thủ tục của 3 loại dự án nêu trên vẫn còn nhiều (khoảng 33 thủ tục/1 dự án), thời gian chuẩn bị còn kéo dài (trung bình khoảng 3 năm/1 dự án); vẫn còn một số thủ tục do địa phương tự đặt ra hoặc yêu cầu chủ đầu tư phải làm trái với quy định của Chính phủ; một số thủ tục trong các văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập cần được xem xét cải tiến cho phù hợp thực tế.

Để thực hiện cải cách hành chính  trong đầu tư xây dựng và giải pháp chống suy giảm kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP về thực hiện thí điểm một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Theo đó, nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc trong thực tế đã được giải quyết, cụ thể như sau:

1. Cải tiến thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng nhằm khắc phục tình trạng nhiều đô thị chưa phủ kín quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 nên thiếu cơ sở để quản lý, dẫn đến phải thoả thuận về quy hoạch, kiến trúc, làm phát sinh thủ tục, mất nhiều thời gian, dễ dẫn đến tuỳ tiện, tiêu cực. Nhiều trường hợp quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt nhưng không phù hợp với yêu cầu thực tế nên phải điều chỉnh. Thủ tục điều chỉnh còn phức tạp, tốn nhiều thời gian, chưa khuyến khích được đầu tư. Bên cạnh đó, việc lấy ý kiến của các cơ quan liên quan  khi thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, còn phức tạp, chưa thực hiện cơ chế “một cửa” chủ đầu tư phải đi lấy ý kiến của từng cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, môi trường, quốc phòng, hạ tầng kỹ thuật và các cơ quan có liên quan.

2. Thủ tục thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường được cải tiến theo hướng không thực hiện thủ tục riêng về đánh giá tác động môi trường mà cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có ý kiến khi thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án để giảm bớt thủ tục, thời gianchi phí cho các nhà đầu tư.

3. Về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu tiền sử dụng đất đã được cải tiến theo hướng không nhất thiết phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của toàn bộ dự án cho chủ đầu tư cấp 1 mà cấp cho chủ sở hữu nhà ở và công trình xây dựng sau này để giảm bớt thủ tục và khắc phục các bất hợp lý trong việc giao đất, cho thuê đất, thu tiền sử dụng đất.

Thu tiền sử dụng đất theo tiến độ thực hiện dự án nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho nhà đầu tư đồng thời góp phần đưa giá nhà đất về sát với giá trị thực của nó.

4. Về thủ tục chủ đầu tư phải xin thoả thuận về chiều cao công trình đã được xử lý theo hướng: Cơ quan quốc phòng có ý kiến khi tham gia thẩm định quy hoạch xây dựng và không làm thủ tục thoả thuận riêng cho từng công trình.

5. Về thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đầu tư được xử lý theo hướng không cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với 3 loại dự án nêu trên, kể các các dự án thứ phát.

6. Ngoài ra, Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp rà soát lại các văn bản do cơ quan, địa phương mình ban hành có biện pháp tháo gỡ các vướng mắc trong các thủ tục hành chính liên quan; bãi bỏ các quy định về thủ tục không đúng với các quy định của Chính phủ và Nghị quyết này; đồng thời chấn chỉnh cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các thủ tục không được tự đặt ra các thủ tục trái với quy định.

*Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính và kế hoạch thực hiện các giải pháp chống suy giảm kinh tế, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Để việc nghiên cứu, áp dụng được thuận tiện (cùng lúc không phải xem cả 3 Nghị định), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2009/NĐ-CP thay thế Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP. Nội dung Nghị định số 12/2009/NĐ-CP bao gồm phần lớn các nội dung của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả quản lý; ngoài ra, có sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung để đáp ứng yêu cầu mới của thực tế, cụ thể như sau:

(1) Sửa đổi, bổ sung quy định về việc Xác định chủ đầu tưTổ chức quản lý dự án (đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước) giúp cho các cấp quyết định đầu tư, đặc biệt là ở các địa phương dễ dàng hơn trong việc giao chủ đầu tư và tổ chức quản lý dự án.

(2) Sửa đổi, bổ sung quy định về Lập, thẩm định dự án và thiết kế cơ sở nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính, đồng thời làm rõ quy trình thực hiện để tránh tình trạng hiểu và thực hiện không thống nhất như trước đây, nhất là ý kiến cho rằng thẩm định dự án và thẩm định thiết kế cơ sở là hai thủ tục riêng.

Mặt khác, mở rộng phạm vi đối tượng các công trình không phải lập dự án, chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật nhằm đơn giản hoá, giảm bớt thủ tục trong đầu tư xây dựng. Theo đó, công trình có quy mô nhỏ, đơn giản  (giá trị <15 tỷ đồng), đã rõ chủ trương đầu tư thì không phải lập dự án mà lập ngay thiết kế bản vẽ thi công và dự toán để phê duyệt và triển khai ngay.

(3) Bổ sung quy định về các trường hợp Điều chỉnh dự án để đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp với cơ chế thị trường, đồng thời cũng bảo đảm được yêu cầu quản lý của nhà nước.

(4) Sửa đổi các quy định về Thi tuyển thiết kế kiến trúc theo hướng giảm bớt các công trình bắt buộc phải thi tuyển thiết kế kiến trúc. Chỉ những công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù thì mới tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc. Mặt khác giao quyền và tạo thế chủ động cho người quyết định đầu tư được quyết định việc thi tuyển thiết kế kiến trúc.

(5) Bổ sung quy định về Các loại thiết kế xây dựng để bảo đảm vừa phù hợp với các công trình đặc thù, chuyên ngành, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc xác định số bước thiết kế do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp  với quy mô, tính chất của từng công trình, dự án.

(6) Bổ sung mới 2 điều quy định về Giám sát, đánh giá đầu tưPhá dỡ công trình xây dựng.

Bổ sung quy định về giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng nhằm bảo đảm dự án được thực hiện đúng nội dung dự án đã được phê duyệt và tuân thủ pháp luật. Mặt khác, kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề phát sinh để bảo đảm tính khả thi và tính hiệu quả của dự án.

Bổ sung quy định về phá dỡ công trình để làm rõ các đối tượng công trình phải phá dỡ và các yêu cầu khi phá dỡ công trình xây dựng. Theo đó, việc phá dỡ công trình phải có người quyết định và chịu trách nhiệm, phải có phương án phá dỡ nhằm bảo đảm an toàn cho con người, các công trình lân cận và môi trường xung quanh.

*Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

1. Về kết cấu Nghị định 23/CP: Nghị định 23/CP gồm 9 chương, 72 Điều và 5 phụ lục.

2. Nghị định 23/CP ra đời thay thế Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 126/CP) và đảm bảo được một số yêu cầu chính :

- Nghị định số 126/CP được ban hành khi chưa có Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản và một loạt Nghị định của Chính phủ như Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị, Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.... Vì vậy, trong nội dung của Nghị định 23/CP cần phải được bổ sung các hành vi vi phạm và xử phạt đối với các hành vi mới nhằm đảm bảo đủ theo chức năng quản lý nhà nước của ngành Xây dựng.

- Nghị định 126/CP trước đây còn có những quy định chồng chéo với các quy định về xử phạt của lĩnh vực tài nguyên môi trường, lĩnh vực đấu thầu...., thì Nghị định 23/CP đã lược bỏ các quy định còn chồng chéo, giúp cho Nghị định dễ thực thi trong cuộc sống.

- Nghị định 23/CP khớp nối với Nghị định 180/CP về việc xử lý các vi phạm trật tự xây dựng, Nghị định 23/CP quy định đối với các hành vi vi phạm trật tự xây dựng ngoài việc bị xử lý theo Nghị định 180/CP còn bị phạt tiền theo Nghị định 23/CP.

Nhìn chung Nghị định 23/CP đã đồng bộ về hệ thống pháp luật về xử lý và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và không còn chồng chéo với các lĩnh vực khác.

3. Tăng thẩm quyền xử phạt.

- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã ở Nghị đinh 126/CP là 500.000đ thì ở Nghị định 23/CP cho phép thẩm quyền xử phạt tới 2 triệu đồng.

- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện quy định ở 126/CP là 20 triệu đồng thì ở Nghị định 23/CP quy định là 30 triệu đồng

- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ quy định tại 126/CP là 70 triệu đồng, thì tại Nghị định 23/CP cho phép phạt tới 500 triệu đồng ; đồng thời các cấp khác có thẩm quyền xử phạt đều quy định mức xử phạt tăng cao so với quy định tại Nghị định 126/CP trước đây.

Việc tăng thẩm quyền xử phạt ở Chính quyền cơ sở nhằm tạo điều kiện cho cơ sở thực hiện xử phạt kịp thời, hạn chế phải đưa lên cấp trên.

4. Tăng mức xử phạt để đảm bảo được tính răn đe : trong Nghị định 23/CP mức xử phạt các hành vi vi phạm được quy định tăng cao, có những hành vi tăng 1,5-2 lần, nhưng cũng có những hành vi tăng hành chục lần để đảm bảo tính răn đe; đặc biệt đối với các hành vi vi phạm trật tự xây dựng :

- Đối với hành vi xây dựng sai giấy phép xây dựng tại Nghị định 126/CP quy định mức xử phạt từ 100.000 đến 200.000đ thì Nghị định 23/CP quy định mức phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với nhà ở nông thôn; 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với nhà ở riêng lẻ đô thị; 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với các công trình khác;

- Đối với hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định phải có giấy phép xây dựng, Nghị định 126/CP quy định mức phạt 100 đến 200 nghìn đồng thì Nghị định 23/CP quy định mức phạt 2 triệu đến 3 triệu đồng đối với nhà ở nông thôn; 10 triệu đến 15 triệu đồng đối với nhà ở riêng lẻ đô thị; 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác.

- Nghị định 23/CP còn bổ sung quy định trong trường hợp công trình xây dựng không phép, sai giấy phép đã được UBND cấp xã có quyết định đình chỉ thi công, nhưng chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng vẫn cố tình xây dựng thì ngoài việc bị cưỡng chế phá dỡ theo Nghị định 180/CP thì Chủ đầu tư và nhà thầu còn bị xử phạt với mức từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng.

Để đảm bảo cho tính khả thi Nghi định 23/CP đã chia nhỏ các hành vi áp dụng nhà ở của dân nông thôn, nhà ở của dân đô thị và các công trình có mức phạt khác nhau. Đồng thời Nghị định 23/CP cũng điều chỉnh cụ thể một số quy định của Nghị định 126/CP mà trong quá trình thực hiện 4 năm còn bất cập hoặc còn có nhiều chỗ không rõ khi áp dụng ngoài thực tế.

Mặc dù Nghị định 23/CP chưa có hiệu lực thi hành, nhưng từ khi mới ban hành đến nay cán bộ làm công tác thanh tra xây dựng tại Sở địa phương, các quận, huyện đều đánh giá cao về Nghị định này.

 

Báo Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)