Cải cách hành chính gắn với trách nhiệm đội ngũ cán bộ

Thứ ba, 12/11/2019 11:27
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy vừa  tổng kết thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) giai đoạn 2016-2020”.

Cải cách hành chính thực sự là khâu đột phá

Qua hơn 3 năm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy, công tác cải cách hành chính (CCHC) của thành phố đã được triển khai đầy đủ, toàn diện trên tất cả các nội dung. Đến nay, các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Chương trình số 08-CTr/TU cơ bản đã hoàn thành (trong đó có chỉ tiêu đã về đích sớm, vượt kế hoạch). CCHC thực sự là khâu đột phá, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển KT-XH của Thủ đô.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thành phố có nhiều đổi mới theo hướng sâu sát, quyết liệt, sáng tạo, mang lại hiệu quả rõ rệt; tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ trên tinh thần 5 rõ “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một đầu mối, một việc xuyên suốt”; đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở; sự hưởng ứng, đồng thuận của toàn xã hội và nhân dân; Công tác xây dựng, ban hành và rà soát VBQPPL được tiến hành thường xuyên, kịp thời, có chất lượng, đáp ứng các hoạt động về quản lý nhà nước; Công tác cải cách TTHC gắn với thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, rà soát, kiến nghị đơn giản hóa TTHC, quy trình giải quyết theo thẩm quyền và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tiếp nhận, giải quyết TTHC đã tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước.

Cải cách tổ chức bộ máy có nhiều đột phá, được triển khai quyết liệt, bài bản, khoa học và có tính hệ thống. Đây là lần kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế lớn nhất từ trước đến nay, TP Hà Nội là một trong địa phương tiên phong, thành công, được trung ương và dư luận đánh giá cao; Chất lượng đội ngũ CB, CC, VC, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ, giải quyết công việc với người dân, doanh nghiệp từng bước được nâng cao. Đội ngũ CB, CC, VC được chuẩn hóa, có sự chuyển biến mạnh về tư duy, phong cách làm việc, trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. Chất lượng tham mưu chính sách được chú trọng, có chiều sâu, đặc biệt là việc giải quyết nhiều việc khó, việc mới, phức tạp, chưa có tiền lệ. Kỷ luật, kỷ cương hành chính, thái độ, ý thức, trách nhiệm của đội ngũ CB, CC, VC và chất lượng phục vụ nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực.

Cải cách tài chính công được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt với nhiều điểm sáng. Việc thực hiện cơ chế tự chủ đã tạo quyền chủ động cho các cơ quan, đơn vị trong quản lý biên chế, kinh phí, góp phần động viên CC, VC, phát huy năng lực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành của thành phố và trong phục vụ nhân dân, doanh nghiệp mang lại hiệu quả rõ nét, là công cụ, đòn bẩy quyết định thúc đẩy công tác CCHC của thành phố.

Hạ tầng CNTT, hệ thống cơ sở dữ liệu cốt lõi, chuyên ngành và các ứng dụng trong hoạt động quản lý nhà nước được đầu tư đồng bộ, tổng thể, thống nhất tạo tiền đề quan trọng nhằm xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền được quan tâm, tổ chức thường xuyên, có chiều sâu, tập trung vào những vấn đề bức xúc của người dân, doanh nghiệp, chú trọng xử lý các vấn đề sau kiểm tra, tăng cường kiểm tra đột xuất. Thành phố kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức để xảy ra sai phạm.

Trong giai đoạn 2016-2020, CCHC thực sự là một điểm sáng trong ba khâu đột phá của thành phố, được Trung ương, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá cao. Thể hiện qua các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền thành phố năm 2018: Chỉ số CCHC cấp tỉnh (PAR INDEX) tiếp tục duy trì, giữ vững thứ hạng rất cao trong 2 năm liên tiếp (năm 2017, năm 2018), xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2017, tăng 15 bậc so với năm 2015; nằm trong top 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc năm 2018. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của các cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2018 tăng 16 bậc so với năm 2017 (vượt chỉ tiêu đề ra theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy và về đích sớm 2 năm so với mục tiêu). Chỉ số về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (ICT) xếp thứ 2 cả nước.

Hà Nội là địa phương đứng đầu toàn quốc về số lượng hồ sơ giao dịch qua mạng và cũng là địa phương duy nhất cung cấp dịch công mức 3 trong lĩnh vực tư pháp đồng bộ tới 100% xã, phường có liên thông dữ liệu với BHXH và Công an thành phố trên cơ sở khai thác cơ sở dữ liệu dân cư; đã triển khai chính thức, an toàn, thông suốt hệ thống điện tử một cửa dùng chung 3 cấp từ thành phố đến tất cả các xã, phường, thị trấn.

Với mục tiêu, hoàn thiện nhanh và đồng bộ cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, sự tham gia của người dân vào tiến trình phát triển KT-XH của Thủ đô. Tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, bình đẳng cho mọi người dân; thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp. Xây dựng mô hình chính quyền đô thị tinh gọn, quản trị hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, giải quyết tốt hơn các nhu cầu của người dân, tổ chức và doanh nghiệp; phát huy mọi tiềm năng của Thủ đô và vị trí đầu tàu của cả nước; Xây dựng đội ngũ CB, CC, VC có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và tận tụy phục vụ nhân dân. Xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập trong bối cảnh, tình hình mới của thành phố (Hội nhập quốc tế; quản trị nhà nước tinh gọn, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả: xây dựng thành phố thông minh, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0...).

Đổi mới lề lối làm việc để nâng cao hiệu quả quản lý của hệ thống chính quyền

Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy yêu cầu cấp ủy Đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả trong công tác CCHC; tiếp tục xác định công tác CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của thành phố; quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các nội dung CCHC; đổi mới lề lối làm việc, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền các cấp, tiếp tục thực hiện phương châm 5 rõ “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả”.

Xây dựng các cơ chế, chính sách, VBQPPL đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, cụ thể và khả thi, trong đó tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế nhằm phát huy mọi nguồn lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; các quy định của pháp luật về xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụ công trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công; tiếp tục triển khai có hiệu, quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo hướng hiện đại; thực hiện rà soát, đơn giản hóa, công khai, minh bạch các TTHC nhằm cải thiện môi trường đầu tư, trọng tâm là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị; thực hiện phân cấp mạnh mẽ về quản lý kinh tế - xã hội gắn với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; Tiếp tục đổi mới công tác thi tuyển công chức, viên chức; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; hoàn thiện công tác đánh giá CB, CC và chế độ, chính sách tiền lương.

Thực hiện triệt để các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý, điều hành chi ngân sách chặt chẽ, khoa học, hiệu quả. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập, xã hội hóa dịch vụ công; Đầu tư hạ tầng CNTT và ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và cung ứng dịch vụ công, xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh, coi đây là giải pháp đột phá để hiện đại hóa hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, là cơ sở để tinh giản biên chế trong bộ máy hành chính các cấp...


Theo Chinhphu.vn

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)