1. Đặt vấn đề
Một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu như thay đổi bức xạ khí quyển, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo, hiện tượng núi lửa, kiến tạo mảng, tác động từ con người, một trong những nguyên nhân trên thì nguyên nhân tác động từ con người là một nguyên nhân chiếm chính trong việc biến đổi khí hậu, Con người đang chạy đua các phát triển công nghệ, con người đã biến hệ sinh thái thích nghi vốn có, thành một thế giới mà hệ sinh thái động vật và thực vật dần dần thu hẹp. Một số loài đã hoàn toàn biến mất, một số có nguy cơ tuyệt chủng, sông ngòi bị ngăn đập. Rác và chất thải nhựa do con người thải ra cũng góp phần ô nhiễm và khí thải từ các lò phản ứng hạt nhân. Vấn đề được mọi người quan tâm nhất là việc tăng thêm lượng CO2 một cách báo động do các chất thải khí gây ra. Vậy nên việc phát triển Hạ tầng xanh là việc hạn chế việc biến đổi khí hậu, nhằm hạn chế lượng CO2 ra môi trường.
2. Thế nào là Cơ sở hạ tầng xanh và Biến đổi khí hậu?
Hạ tầng xanh là “…một mạng lưới liên kết những không gian xanh nhằm bảo tồn các giá trị và chức năng của hệ sinh thái, đồng thời mang đến các lợi ích cho con người” cũng như có thể hiểu Hạ tầng xanh là mạng lưới các thành tố “xanh” được quy hoạch kết nối, bảo tồn, tăng cường, hoặc thiết lập nhằm giải quyết các tiêu cực của quá trình đô thị hóa.
Hạ tầng xanh không chỉ bao gồm các không gian xanh mà còn là các nguồn tài nguyên sinh vật trong đô thị được con người điều chỉnh để phục vụ các chức năng sinh thái và mang lại lợi ích cho con người”. Chúng ta nên hiểu rằng việc phát triển Hạ tầng xanh không chỉ là việc trồng nhiều cây xanh hoặc là phát triển xây dựng các không gian xanh trong đô thị như việc trồng nhiều cây mới mà còn rất nhiều vấn đề liên quan khác như việc quy mô nhà ở, đô thị và vùng. Như việc bảo tồn không gian xanh, không gian mặt nước, thực hiện các biện pháp dưới dạng nhân tạo dưới môi trường đô thị.
Việc phát triển Hạ tầng xanh có vai trò quan trọng trong việc chống ngập úng, sạt lở do sự hợp tác giữa thực vật và đất để làm chậm và làm sạch nước mưa. Mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và phúc lợi cho cộng đồng dân cư đồng hành với lợi ích môi sinh thông qua giải quyết tốt Hạ tầng xanh trong bối cảnh đô thị hóa, nhất là trong việc quản lý rủi ro ngập lụt, cải thiện chất lượng nước, chất lượng không khí, chất lượng đất, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc cho con người…
Biến đổi khí hậu: Sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của Công ước khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động của khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. Một số hiệu quả của biến đổi khí hậu như hạn hán dữ dội, khan hiếm nước, hỏa hoạn nghiêm trọng, mực nước biển dâng cao, lũ lụt, băng ở hai cực tan chảy, bão tố dữ dội và suy giảm đa dạng sinh học. Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng trồng thực phẩm, nhà ở, sự an toàn và công việc của chúng ta. Mực nước biển dâng và xâm nhập mặn đã tiến triển đến mức toàn bộ cộng đồng phải di dời,và hạn hán kéo dài đang khiến nhiều người có nguy cơ thiếu lương thực. Trong tương lai, số lượng “người di cư vì khí hậu” dự kiến sẽ tăng lên.
3. Mối tương quan giữa việc phát triển hạ tầng xanh với sự biến đổi khí hậu
Sự phát triển xây dựng Hạ tầng xanh đối với sự Biến đổi khí hậu hiện nay là vô cùng thiết thực và có tính khả thi cao và dễ dàng thực hiện.
Xây dựng hạ tầng xanh bằng việc xây dựng các hệ thống tự nhiên như xây dựng hệ thống rừng ngập mặn, đầm lầy ven biển, rạn san hô và hiện nay việc xây dựng cảnh quan đô thị đang cần phải nhấn mạnh hơn, do sự phát triển của kinh tế thị trường, việc xây dựng nhà máy, sự phát triển công nghiệp hóa tăng cao làm cho vấn đề hiệu ứng nhà kính ngày càng báo động.
Hạ tầng xanh còn giúp thu hồi và lưu trữ carbon, qua đó giảm thiểu phát thải carbon vào khí quyển, hỗ trợ giảm thiểu biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu có những tác động to lớn nó có thể gây ra lũ, lụt và nước biển dâng trong tương lai, hiệu ứng nhà kính.
Việc xây dựng Hạ tầng xanh, cũng ứng dụng theo nhiều phương thức khác nhau như trong nông nghiệp, quy hoạch và quản lý đô thị, thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan và trở thành vành đai xanh giúp bảo vệ đô thị ven biển dưới những tác động của nước biển dâng…
Việc nhờ xây dựng Hạ tầng xanh, cũng tạo điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp đô thị. Trong những năm qua việc phát triển hệ sinh thái ven biển cụ thể tiêu biểu là phát triển rừng ngập mặn, để hạn chế những tác động của nước biển dâng, qua hình thức như tái tạo môi trường ven biển, cải tạo hiện trạng môi trường ven biển và sử dụng những vật liệu hữu cơ để xây dựng hạ tầng ven biển nhằm mục đích đa dạng hệ sinh thái ven biển, nhằm hạn chế việc sử dụng hạ tầng xám (những hạ tầng kiên cố, tốn nhiều chi phí).
Hiện nay, việc rất cần sự quy hoạch phát triển Hạ tầng xanh đối với biến đổi khí hậu còn tạo ra cảnh quan đẹp phục vụ du lịch, cung cấp việc làm, phục hồi hệ sinh thái ven biển…
4. Việc xây dựng, phát triển Hạ tầng xanh trong việc thích ứng chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa là rất khác nhau trên các vùng trong 50 năm qua. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5oC trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc, tăng ở phía Nam lãnh thổ. Tình trạng sạt lở mất đất tại các vùng ven biển, cửa sông, ngập lụt tại các đô thị khi có mưa lớn ngày càng tăng.
Qua đó cho thấy, Việt Nam đang ảnh hưởng rất nhiều từ việc biến đổi khí hậu. Do đó, việc xây dựng Hạ tầng xanh đang được quan tâm và đẩy mạnh thực hiện nhằm tăng sức chống chịu trước những tác động của biến đổi khí hậu. Tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại đô thị của Việt Nam còn thấp ước tính 2-3m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên Hợp Quốc là 10m2 và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20-25m2 (Theo Báo cáo Cục Hạ tầng Kỹ thuật – Bộ Xây dựng năm 2021). Nên qua đây cho thấy việc xây dựng phát triển Hạ tầng xanh là vô cùng khấp thiết. Việc Quy hoạch không gian xanh và đất cây xanh tại đô thị vẫn còn thấp, tỷ lệ đất cây xanh tại những công trình xây dựng còn thấp. Bên cạnh đó, chúng ta nên có các biện pháp để phát triển Hạ tầng xanh như Xây dựng các văn bản, chính sách pháp luật về vấn đề xây dựng hạ tầng xanh trên toàn lãnh thổ, ban hành cơ chế chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư phát triển và khai thác công viên đô thị; rà soát quỹ đất cây xanh, không gian xanh trong các đô thị, đảm bảo đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và được quản lý tốt, tránh chuyển đổi mục đích sử dụng.
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước và tình trạng ngập lụt cục bộ khi xảy ra mưa lớn không có phương hướng giải quyết về hạ tầng đô thị về vấn đề xử lý tình trạng trên vẫn theo hướng truyền thống là thiết kế các hệ thống thoát nước hè đường (nước mưa), thu gom theo các lưu vực, qua hệ thống cống đổ ra sông-hồ, hầu như không có các giải pháp tự thấm hoặc tương tự. Hệ thống cống rãnh chưa đủ lớn. Việc phát triển Hạ tầng xanh như việc áp dụng hệ thống lát mặt gạch có rãnh có thể cho phép nước mưa thấm xuống và lưu trữ tạm lại dưới đáy lớp lát mặt, để từ từ thấm vào nền đất bên dưới hoặc được dẫn ngang đến các vị trí trữ nước, xây dựng hệ thống vỉa hè hiện đại.
5. Khuyến nghị
Hiện nay, việc phát triển Hạ tầng xanh tại Việt Nam chưa đồng bộ và phát triển mạnh mẽ, nếu việc phát triển Hạ tầng xanh tốt thì vấn đề Biến đổi khí hậu sẽ giảm bớt, khi đó các vấn đề về ngập lụt, bầu khí quyển sẽ tốt, dẫn đến sức khỏe của con người sẽ tốt hơn. Việc xây dựng các dự án khu công nghiệp kèm theo thiết kế xanh – bền vững, cũng sẽ đạt nhiều giá trị cao về cảnh quan và môi trường , sự tiêu thụ năng lượng tốt hơn.
Việc xây dựng các chính sách để phát triển Hạ tầng xanh giúp cho biến đổi khí hậy xuống thấp nhất là vô cùng thiết thực. Chúng ta nên có những chính sách ưu đãi thiết thực để các dự án phát triển Hạ tầng xanh ngày càng gia tăng và thiết thực hơn.
Hiện nay các nhà kinh tế đặc biệt coi trọng yếu tố xanh bền vững của môi trường trong xây dựng, không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, cộng đồng cũng như truyền đi thông điệp bảo vệ môi trường.
ThS. Bùi Lê Khánh - Trường Đại học Thủy lợi / Sở Xây dựng TP.Cần Thơ, Việt Nam
(Nguồn: Tạp chí Người Xây dựng, Số 388, Tháng 8/2024)