Bất động sản sinh thái và thành phố tương lai

Thứ ba, 14/12/2010 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Đô thị hóa diễn ra làm phát sinh vô vàn các vấn đề về môi trường tự nhiên và xãhội và kết cục là đòi hỏi các phương án hiện đại hóa để giải quyết các vấn đề đókhi nhu cầu đòi hỏi và điều kiện cho phép. Cuối cùng thì việc quy hoạch sinhthái đô thị là khâu tiếp theo tất yếu của quá trình hiện đại hóa đô thị.

Thành phố sinh thái tương lai của Hàn Quốc

Thành phố sinh thái

Sinh thái đô thị muốn nói đến các điều kiện sinh sống của đô thị mà đối tượng quan tâm là môi trường sinh thái, quy hoạch đô thị sinh thái là phương pháp quy hoạch đô thị nhằm đạt được các tiêu chí của chất lượng cuộc sống cao, hướng tới sự phát triển bền vững của đô thị đó.
 
Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị Úc thì một thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên, hay cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 
Thành phố sinh thái có mật độ dân cư đô thị thấp, dàn trải, có quy mô giới hạn được phân cách bởi các không gian xanh. Hầu hết mọi người sinh sống và làm việc trong phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp. Ý tưởng về một đô thị sinh thái ban đầu đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX dưới tên gọi thành phố vườn nhằm đề cập các vấn đề môi sinh của đô thị ở thời điểm ban đầu của quá trình hiện đại hóa.

Các tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái có thể được khái quát trên các phương diện về kiến trúc công trình, đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị, được tổng hợp và khái quát như sau:

- Về mặt kiến trúc: các công trình trong đô thị sinh thái phải đảm bảo khai thác tối đa các nguồn mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu nước của người sử dụng;
 
- Đa dạng sinh học của đô thị được đảm bảo với các hành lang cư trú tự nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học nằm cân bằng sinh thái;
 
- Giao thông đi lại của dân cư đô thị trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu cầu di chuyển cơ giới. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nối liền các trung tâm để phục vụ nhu cầu di chuyển xa hơn của người dân;
 
- Công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh;
 
- Nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập trung sử dụng nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường xuyên và giảm thiểu nguyên liệu sử dụng.
 
Định nghĩa về thành phố sinh thái tại Việt Nam:
 
Bốn nguyên tắc chính của thành phố sinh thái:
  1. Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên.
  2. Đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người.
  3. Trong điều kiện có thể, cố gắng giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng.
  4. Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu. (GS.TSKH Lê Huy Bá)

Bất động sản sinh thái:

Tại Hoa Kỳ, thuật ngữ bất động sản sinh thái được định nghĩa là các đối tượng bất động sản có những đặc điểm, tính năng với cơ sở hợp lý về sinh thái. Đó là hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, hệ thống lọc không khí tự nhiên, sử dụng tái chế tối đa, phát thải CO2 thấp... chính là những yếu tố áp dụng các tiêu chuẩn của đô thị sinh thái.
 
Những thành phố sinh thái nối tiếng ở Nhật như Kawasaki, Kitakyushu và các thành phố này đang để trở thành thủ đô sinh thái toàn cầu. Trung Quốc cũng đang trong quá trình xây dựng thành phố sinh thái ở DongTan (Thượng Hái). Singapore cũng có đô thị sinh thái Thiên Tân Sino. Đặc điểm chung của các khu đô thị sinh thái này là các tòa nhà thường được xây dựng theo mô hình thấp tầng, mái nhà phủ cỏ và cây xanh để cách nhiệt, sử dụng năng lượng sạch, phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu sạch, xe đạp hoặc xe chạy điện.
 
Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển kinh tế, thị trường bất động sản của Việt Nam cũng có những bước chuyển mình rất mạnh mẽ, đặc biệt là xu hướng kinh doanh thị trường bất động sản sinh thái. Bất động sản sinh thái đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư. Khái niệm sinh thái ở nước ta còn khá đơn gian theo cách hiểu nôm na là "gần thiên nhiên, nhiều cây xanh”. Ở hầu hết những dự án sinh thái ở Việt Nam chỉ dừng lại ở việc khai thác cảnh quan. Đó không phải là sai nhưng chưa đủ. Hiện vẫn chưa có chuẩn mực cụ thể cho khái niệm này để kiểm định được đầu tư đúng nghĩa cho bất động sản sinh thái.
 
Bất động sản sinh thái là một xu hướng mới, đáp ứng nhu cầu ưa thích môi trường sống. Bất động sản sinh thái có thể hiểu là các công trình nhà ở phải bảo đảm được sự phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
 
Đô thị sinh thái tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
 
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có một khu đô thị sinh đúng nghĩa, nhưng theo xu thế chung của thế giới, hy vọng Việt Nam sẽ có nhiều khu đô thị sinh thái được mong đợi phát triển trong thời gian tới.
 
Hệ thống đô thị đang phát triển nhanh, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng như hiện nay, vấn đề đô thị sinh thái đã trở thành xu hướng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam cũng đang có những bước đầu tiên, rất cần sự quan tâm của Đảng, nhà nước và đóng góp của đội ngũ kiến trúc sư, xây dựng có tâm để có những khu đô thị chất lượng theo đúng nghĩa.
 
Trong báo cáo về bất động sản cho thấy, trong tổng số 145 dự án khu đô thị đã, đang và sẽ thực hiện tại Việt Nam, có gần 30 dự án với hình thức sinh thái. Nổi bật nhất ở khu vực phía Nam là Đồng Nai vì từ đầu năm 2009 đến nay, tỉnh có ít nhất 6 khu đô thị sinh thái được giới thiệu như khu sinh thái Long Hưng, Cù Lao Tân Vạn, Giang Điền, Sơn Tiên, Hoa Sen, Đại Phước… Tỉnh Bình Dương có dự án Ecolakes, Bà Rịa - Vũng Tàu với 14 dự án sinh thái. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km, một số dự án bất động sản sinh thái như Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên), Lâm Sơn Resort (Lương Sơn - Hòa Bình), Top Hill, Grand Areana Hill, Tản Viên Resort, Yên Bài Villas (Ba Vì, Hà Nội),…Tuy nhiên, những dự án ở đây đa phần phục vụ mục đích du lịch nghỉ dưỡng hơn là nhà ở. Đó là các dự án bất động sản sinh thái chỉ mới ở dạng bước đầu, khó có thể đánh giá một cách toàn diện.
 
Việc xây dựng đô thị sinh thái là xu hướng tất yếu ở Việt Nam khi mà tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa và các dấu hiệu suy thoái đô thị ngày một tăng. Chính phủ đã có những quyết tâm lớn trong chính sách tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí thải độc hại, tái sử dụng tối đa trong xây dựng... Trong khi đó, các nước xung quanh như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore... đã có những khu đô thị sinh thái lớn nhỏ khác nhau từ nhà ở sinh thái, khách sạn sinh thái, trường học sinh thái… Hy vọng một ngày không xa nữa, Việt Nam cũng sẽ nở rộ những công trình sinh thái để chất lượng cuộc sống của người dân ngày được nâng cao.
 

Theo Báo Xây dựng điện tử

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)