Một số giải pháp quy hoạch đô thị để thành phố Hạ Long phát triển bền vững

Thứ sáu, 27/07/2012 07:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thành phố Hạ Long hội tụ những tài nguyên có giá trị đặc biệt về cảnh quan, địa chất, địa mạo, lịch sử, văn hóa, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và thời gian gần đây đạt danh hiệu Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Thành phố Hạ Long thực sự sẽ là tiền đề quan trọng để thực hiện mô hình phát triển xanh hiện nay và trong tương lai của đô thị, cũng như của Tỉnh, Vùng và trên cả nước.

Đô thị Phát triển bền vững

Hiện nay, ở nước ta cũng như trên toàn thế giới, phát triển bền vững (hay “phát triển xanh” theo cụm từ đang được sử dụng ờ khắp mọi nơi) là một yêu cầu thiết yếu trong tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và dưới sự tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong đó, một mặt phải phát triển toàn diện nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất, tinh thần, an toàn, trật tự xã hội, nâng cao chất lượng sống của cá nhân, cộng đồng và của toàn xã hội, đồng thời phải bảo đảm tránh mọi tồn hại, giảm thiểu mọi tác động gây ra đối với môi trường tự nhiên (không khí, nước, đất đai..), duy trì sự cân bằng của môi trường - sinh thái, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của các thế hệ tương lai.

Nguyên tắc phát triển bền vững trên đây đã được Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị các nước áp dụng với mô hình Đô thị bền vững Sinh thái - Kinh tế (Eco2 City), trong đó tạo môi trường sống tốt cho dân cư cũng như phát triển bền vững các ngành kinh tế, điều kiện vật chất, kỹ thuật, cơ nội việc làm, thu nhập và khả năng tiếp cận hệ thống hạ tầng xã hội - kỹ thuật thông qua việc sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên, nguồn lực đô thị.

Bền vững về Sinh thái - Kinh tế đang trở thành nguyên tắc tồn tại và phát triển của những đô thị có điều kiện thuận lợi về tài nguyên (tự nhiên và nhân văn), khai thác những tài nguyên đó để phát triển. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các đô thị du lịch - sự tồn tại và phát triển bền vững nhờ vào việc khai thác hợp lý, hiệu quả và bảo tồn tài nguyên.

Thành phố Hạ Long hội tụ những tài nguyên có giá trị đặc biệt về cảnh quan, địa chất, địa mạo, lịch sử, văn hóa, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và thời gian gần đây đạt danh hiệu Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Thành phố Hạ Long thực sự sẽ là tiền đề quan trọng để thực hiện mô hình phát triển xanh hiện nay và trong tương lai của đô thị, cũng như của Tỉnh, Vùng và trên cả nước.

Quan điểm phát triển Thành phố Hạ Long theo hướng bền vững, gắn với phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã được xác định và các cấp thẩm quyền phê duyệt: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộiThành phố Hạ Long thời kỳ 2002 - 2010, Điều chỉnh quy hoạch TP Hạ Long đến 2015 tầm nhìn đến 2020, Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long đến năm 2020, và Quy hoạch các ngành liên quan khác,...

Trong thời gian qua, các quy hoạch, chiến lược liên quan nói trên đã được chính quyền, nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức triển khai, thực hiện với những thành tựu vượt bậc: Thành phố Hạ Long đang từng bước trở thành một trong những cực phát triển quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; là động lực kích thích phát triển kinh tế đối với chuỗi đô thị Vùng duyên hải Bắc Bộ; là điểm kết nối, mở ra vùng biển vịnh Bắc Bộ của trục hành lang kinh tế quốc tế Côn Minh - Lào Cai - Quảng Ninh... Thành phố Hạ Long cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long đang được đầu tư, xây dựng để trở thành trọng điểm du lịch quốc gia, đầu tàu phát triển kinh tế du lịch Bắc Bộ. Hoạt động du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đang góp phần tăng cường phát triển xanh, bền vững cho TP Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, đang nẩy sinh những tồn tại và thách thức, đó là:

1. Quá trình phát triển đô thị (kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật) dựa trên khai thác thô tài nguyên tự nhiên, trong đó kể cả di sản thiên nhiên thế giới, cộng với các ngành công nghiệp nặng, như sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu cùng với tốc độ đô thị hóa mạnh... đã tạo ra áp lực lớn đối với vấn đề môi trường sinh thái.

Sự phát triển nóng của một số ngành kinh tế, các khu đô thị mới, khu công nghiệp trên địa bàn đã tạo ra xung đột giữa phát triển và bảo vệ môi trường, giữa khai thác tài nguyên phục vụ sản xuất, kinh doanh với phát triển du lịch bền vững - gắn với bảo tồn giá trị của di sản thiên nhiên thế giới.

2. Hoạt động du lịch dựa vào di sản thiên nhiên thế giới là động lực phát triển bền vững của Hạ Long, nhưng hiện đang tạo nên yếu tố đe dọa sự bền vững của môi trường - sinh thái - cảnh quan Vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long với những hiện tượng sau:

- Hoạt động phát triển du lịch ở khu vực thành phố Hạ Long, bao gồm khu vực di sản còn manh mún, theo mục tiêu của mỗi chủ thể tham gia quản lý và Khai thác tài nguyên... thiếu quy hoạch thống nhất các lĩnh vực quản lý bảo tồn di sản, kinh doanh du lịch, phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, và hoạt động kinh tế xã hội,.:

- Sản phẩm du lịch gắn với hệ thống di sản là kết quả cuối ùng của quá trình hoạt động về sinh thái và cả về kinh tế của thành phố, tuy nhiên, du lịch chưa thực sự được quan tâm phát triển, đặc biệt là hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng, phù hợp với giá trị của mỗi loại tài nguyên du lịch và nhu cầu của khách du lịch ở khu vực di sản.

Sự phát triển các khu du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn ở hình thức đầu tư bất động sản, chưa theo quy hoạch phái triển du lịch theo đúng nghĩa của nó, dẫn tới việc khai thác tận kiệt hệ thống tài nguyên cảnh quan - sinh thái biển độc đáo ở Hạ Long thông qua sử dụng đất đai, thay đổi, làm biến dạng cảnh quan. Hệ quả của thực trạng này là sự suy giảm giá trị của di sản và tính bền vững của hệ sinh thái biển, về mặt kinh tế, mặc dù khách du lịch đến Hạ Long ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, nhưng thời gian lưu trú không tăng, thu nhập từ du lịch không tương xứng với giá trị của di sản và đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng du lịch.

- Điều đó dẫn đến tính thiếu bền vững của kinh tế đô thị dựa vào hoạt động du lịch di sản ở thành phố Hạ Long, tạo nên sự xung đột giữa các hoạt động phát triển du lịch với hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di sản.

3. Sự thiếu đồng bộ và thống nhất trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển trên địa bàn đô thị bao gồm cả khu vực di sản. Hiện đang tồn tại khá nhiều loại quy hoạch phát triển và bảo tồn như Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch môi trường thà¬nh phố Hạ Long và khu vực Vịnh, quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long... Những quy hoạch này đều có định hướng và giải pháp phát triển theo quan điểm, mục tiêu riêng làm cơ sở quản lý, đầu tư, phát triển ngành mình.

Thực trạng trên cộng với cơ chế quản lý chồng chéo, thiếu sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực làm suy giảm tính hiệu quả của các hoạt động đầu tư và quản lý phát triển.

4. Sự phát triển nóng về kinh tế đã đạt nhiều thành tựu lớn, nhưng với những vấn đề nêu trên, nguy cơ của sự phát triển thiếu bền vững (về Sinh thái - Kinh tế) đang dần dần lộ rõ trong tiến trình phát triển của đô thị Hạ Long.

5. Giải pháp nào để thành phổ Hạ Long phát triển bền vững?

Phát triển theo mô hình đô thị du lịch: Theo chủ trương của tỉnh Quảng Ninh: quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nóng" sang “xanh” của nền kinh tế, từ chưa bền vững sang bền vững, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong sản xuất, sử dụng hợp lý tài nguyên không tái tạo... Du lịch di sản sẽ là con đường phát triển bền vững cho thành phố Hạ Long.

Trên thực tế, Hạ Long đang đi trên con đường đó.

Vấn đề là phát triển theo mô hình nào?

Đối với Hạ Long, phát triển theo mô hình đô thị du lịch sẽ là con đường tối ưu để phát triển xanh, bền vững (Sinh thái - Kinh tế) -E2 như các nước đang theo đuổi hiện nay, đồng thời phù hợp với Chiến lược phát triển Du lịch quốc gia và quy định của Luật Du lịch.

Luật Du lịch năm 2005 quy định những đô thị du lịch phải bảo đảm những yếu tố sau:

- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh giới đô thị và khu vực liền kề;

- Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch;

- Có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch;

- Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập cao từ du lịch (trên tổng thu nhập của các dịch vụ ở đô thị).

Theo quy định trên, Hạ Long có đầy đủ các yếu tố để phát triển thành đô thị du lịch, sẽ góp phần tăng cường phát triển xanh cho tỉnh Quảng Ninh, vùng Đông Bắc và cả nước ta.

Một số giải pháp thực hiện:

Để phát triển theo mô hình đô thị du lịch, cần thiết thực hiện số giải pháp cụ thể sau:

1. Về công tác Quy hoạch: Tiến hành rà soát để lồng ghép, khớp nối các loại quy hoạch chuyên ngành thành Quy hoạch hợp nhất, đa ngành trong đó tập trung giải pháp phát triển bền vững trên cơ sở phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới Vịnh Hạ Long.

Nội dung của Quy hoạch hợp nhất này sẽ căn cứ theo quy định tại điều 33 Luật Du lịch năm 2005, Luật Quy hoạch Đô thị, luật Đất đai, Luật Di sản Văn hóa và các văn bản pháp luật liên quan... giải quyết các yêu cầu phát triển, quản lý đô thị, tập trung vào việc đánh giá giá trị tài nguyên di sản, xác định khả năng khai thác phục vụ phát triển kinh tế (sức chứa của tài nguyên, giá trị phục vụ phát triển sản phẩm du lịch ...); xác định các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với đặc thù của di sản; phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và dân sinh, nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị; đánh giá tác động môi trường và đề xuất bảo vệ môi trường sinh thái, di sản du lịch.

2. Về quản lý phát triển: Xây dựng Quy chế quản lý phát triển du lịch, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành (quy định của Luật Du lịch năm 2005). Nội dung bao gồm quy định quản lý đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực KTXH trên địa bàn thành phố, quản lý bảo tồn di sản, sinh thái - môi trường trên địa bàn đô thị.

Quy hoạch và Quy chế quản lý Đô thị du lịch là căn cứ để quản lý phát triển bền vững thành phố Hạ Long, với các nội dung chủ yếu sau: Quản lý các dự án đầu tư phát triển phù hợp với quy hoạch; bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan môi trường; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch- điều phối các nguồn lực nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển đô thị du lịch...

3. Một số kiến nghị cụ thể:

Xác định những chỉ tiêu thích hợp với nguyên tắc phát triển đô thị du lịch bền vững trên cơ sở bảo tồn, phát huy hợp lý giá trị di sản, tài nguyên về dân số đô thị du lịch, cơ cấu lao động, nguồn thu, cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch...

Trước mắt tập trung thực hiện những nội dung liên quan đến phát triển du lịch đô thị di sản sau:

- Lập, ban hành quy chế thống nhất quản lý kiến trúc cảnh quan khu vực ven Vịnh Hạ Long gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đô thị với bảo tồn cảnh quan khu di sản theo quy định của Luật Quy hoạch Đô thị và Nghị định số 38/2010/NĐ-CP, nhằm thiết lập trật tự đô thị và tạo bộ mặt đô thị tương xứng với thương hiệu toàn cầu về du lịch - di sản thế giới.

+ Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết yếu phục vụ các điểm tham quan theo quy định của Luật Du lịch trên phạm vi Vịnh và Đô thị Hạ Long, gồm: các nhà nghỉ nổi, nhà nghỉ trên đảo hoặc vách núi, nhà nghỉ di động có quy mô nhỏ, kiến trúc sinh thái hòa nhập với cảnh quan. Có quy chế và biện pháp quản lý chặt chẽ, hạn chế tối đa việc phát triển các khu lưu trú, nghỉ dưỡng trên các đảo. Đối với hệ thống nhà nghỉ khách sạn nổi, lưu động cần có quy hoạch và biện pháp kiểm soát ngặt nghèo theo tiêu chuẩn du lịch sinh thái và quy định bảo tồn di sản, bảo vệ cảnh quan biển đảo, kể cả đối với khu vực mặt nước vùng đệm khu di sản. Các cơ sở ăn uống cần được hạn chế trong khu vực bảo tồn tuyệt đối và vùng nước đệm.

+ Triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao, các sản phẩm du lịch đặc thù; tăng sức cạnh tranh, tính chuyên nghiệp, đẳng cấp của du lịch Hạ Long - Quảng Ninh trong khu vực và trên thế giới; gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, giá trị di tích, di sản. Phát triển các tuyến du lịch trên vịnh theo thời gian, nhu cầu tham quan du lịch của khách gắn với đặc thù của các sản phẩm, điểm tham quan du lịch của mỗi tuyến: tuyến du lịch kết nối tất cả các điểm tham quan, những điểm đặc thù trong khu vực vịnh; tuyến du lịch nối các điểm tham quan, vui chơi giải trí tại khu vực thành phố Hạ Long với khu di sản. Cần hạn chế sự trùng lặp về nội dung giữa các tuyến du lịch này.

- Để có cơ sở phát triển du lịch tại khu vực di sản, cần thiết rà soát các loại quy hoạch, kế hoạch đầu tư, bảo tồn liên quan đến khu vực, nhằm xác định những giải pháp bảo đảm thống nhất, đồng bộ các hoạt động đầu tư xây dựng đô thị, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng, bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch. Rà soát, điều chỉnh các dự án, phát huy giá trị khu di sản (đã được cấp thẩm quyền phê duyệt), một số hoạt động du lịch phát huy giá trị di sản cần được nghiên cứu, rà soát về hiệu quả du lịch và bảo tồn di sản để điều chỉnh về tính chất, quy mô, nhằm hạn chế sự trùng lặp các sản phẩm du lịch, bảo đảm tính đặc thù, cạnh tranh của sản phẩm du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch bền vững tại khu vực di sản.

Trong số những giải pháp nêu trên, một số đang được UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai, thực hiện. Tuy nhiên cần thiết có cơ chế quản lý tập trung, phối hợp đa ngành, với sự phân cấp mạnh cho UBND thành phố Hạ Long.

Hy vọng rằng, vớì sự quyết tâm của UBND Tỉnh, Thành phố trong việc chuyển hướng phát triển theo hướng xanh, bền vững, các giải pháp về mô hình phát triển đô thị du lịch sẽ góp phần tăng cường phát triển đô thị Hạ Long ngày càng bền vững.

Nguồn: Công ty CP kiến trúc và đầu tư xây dựng Hà Nội
 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)