Ngành xây dựng với công tác an toàn vệ sinh lao động

Thứ hai, 09/12/2013 14:40
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
theo ông Bùi Hồng Lĩnh- Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH : ATVSLĐ không chỉ là vấn đề quốc gia mà còn là vấn đề quốc tế, thu hút sự quan tâm của toàn cầu. Việt Nam đang tiến tới xây dựng công ước 187 của Tổ chức lao động quốc tế về văn hóa ATLĐ, trong đó việc xây dựng, duy trì văn hóa VSATLĐ, thắt chặt hệ thống quản lý lao động cấp quốc gia là một chiến lược lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa TNLĐ và BNN.Ngày 10/12/2010 Chính phủ Việt nam đã phê duyệt Chương trình Quốc gia về ATLĐ, VSLĐ giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010 với các mục tiêu như sau:

1.Mục tiêu tổng quát : Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

2.Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

- Trung bình hàng năm, giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (khai khoáng; xây dựng; sử dụng điện; sản xuất kim loại, hóa chất);

- Tăng 10% số cơ sở được giám sát môi trường lao động; trung bình hàng năm tăng 5% số cơ sở được tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, tăng 5% số người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;

- Trung bình hàng năm tăng thêm 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả các hệ thống quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động;

- Hàng năm trên 40.000 người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động, 10.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, 40.000 cán bộ an toàn - vệ sinh lao động các doanh nghiệp, cơ sở được hỗ trợ huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động;

- Trên 1.000 làng nghề, 5000 hợp tác xã, 30.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ được trực tiếp phổ biến thông tin phù hợp về an toàn vệ sinh lao động;

- Bảo đảm 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm 100% số vụ tai nạn lao động chết người được điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

3.Thời gian thực hiện 5 năm, từ năm 2011-2015 được tiến hành trên phạm vi toàn quốc.

Ngành Xây dựng là một Ngành đặc thù, điều kiện lao động nặng nhọc, phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, vì vậy công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được Công đoàn các cấp trong Ngành quan tâm thực hiện. Những năm qua, Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành nhiều Chỉ thị, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong Ngành tăng cường công tác đảm bảo AT- VSLĐ. Chỉ đạo các đơn vị kiện toàn bộ máy làm công tác ATVSLĐ. Xây dựng hệ thống tài liệu chuyên ngành và tổ chức các lớp tập huấn cho người sử dụng lao động, cán bộ ATLĐ, cán bộ công đoàn làm công tác ATVSLĐ, đồng thời chỉ đạo các Tập đoàn, TCT, Cty trực thuộc tự tổ chức tập huấn tại cơ sở, qua đó đã từng bước nâng cao được nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác ATVSLĐ.

Cùng với các bộ ban ngành có liên quan, Bộ Xây Dựng đã quyết liệt thực hiện chương trình này . Các văn bản pháp luật được ban hành. Chỉ thị 02/CTBXD ngày 21/3/2011 về việc tăng cường thực hiện quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong ngành xây dựng.

- Thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 09/12/2012 hướng dẫn về quản lý chất lượng XD nhà ở riêng lẻ

- Chỉ thị 03/CT-BXD năm 2013 về việc tăng cường quản lý chất lượng đảm bảo an toàn hệ thống giàn giáo sử dụng trong thi công xây dựng công trình.
 
- Ngày 03/12/2010 Bộ Xây dựng đã ban hành thông tư 22/2010/TT-BXD quy định về an toàn lao động trong xây dựng công trình.

Những năm qua, CĐ Xây dựng VN đã cùng Bộ Xây dựng, Tổng LĐLĐVN, Bộ LĐTBXH tăng cường kiểm tra, thanh tra về ATVSLĐ-PCCN tại công trường, nhà máy tập trung đông CNLĐ và các công trình XD trọng điểm, công trình có nhiều nguy cơ gây mất ATLĐ.

Ông Đào Minh Chương – Ủy viên Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT CĐ TCty Sông Đà – cho biết một số kinh nghiệm cải thiện điều kiện làm việc trong thi công đào hầm dẫn nước các công trình thủy điện. Điểm quan trọng đầu tiên được lãnh đạo TCty và CĐ TCty xác định rõ là cải thiện an toàn vệ sinh LĐ và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ. Tại các đơn vị thi công, CĐ thường xuyên kiểm tra nhắc nhở NLĐ sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân để phòng, chống chấn thương, BNN phát sinh. TCty Viglacera, trong SX vật liệu XD thì yếu tố bụi, tiếng ồn, nhiệt độ… rất cao. Để khắc phục được tình trạng này, theo ông Nguyễn Quý Tuấn -Chủ tịch CĐ TCty – đơn vị đã áp dụng các giải pháp đồng bộ như giảm thiểu bụi, giảm thiểu tiếng ồn và chống rung, cải thiện vi khí hậu trong SX… Các giải pháp đi kèm là khám sức khỏe định kỳ và BNN cho NLĐ, thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật. Các đơn vị khác như CĐ TCty Cơ khí XD, CĐ Xây dựng HN, CĐ Cty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và khu đô thị (TCty Phát triển nhà và đô thị HUD)… đều có những giải pháp cải thiện điều kiện làm việc phù hợp với đặc thù của đơn vị nhằm giảm thiểu TNLĐ và BNN cho công nhân.

Theo : Sông Thu - Tạp chí Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)