An toàn VSLĐ ngành xây dựng, tồn tại và hướng giải quyết.

Thứ sáu, 06/12/2013 13:07
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Theo điều tra của các ngành chức năng thành phố, nguyên nhân quan trọng dẫn đến TNLĐ là nhận thức của người sử dụng lao động về vai trò của công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động còn yếu kém. Nhiều doanh nghiệp, nhiều công trình xây dựng chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn trong quá trình thi công; chủ công trình bán thầu, khoán trắng công tác an toàn lao động cho cai thầu; người sử dụng lao động không thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và buộc người lao động phải tuân thủ các biện pháp an toàn khi làm việc; việc cấp phát, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chưa đúng theo quy định; không ít doanh nghiệp, người sử dụng lao động không thực hiện huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

Chương trình mục tiêu quốc gia về Bảo hộ lao động, an toàn, vệ sinh lao động đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2006. Trong vòng 4 năm, hàng loạt những mục tiêu cụ thể đã được đặt ra: giảm số vụ TNLĐ nghiêm trọng, chết người, bình quân giảm 5% tần suất TNLĐ trong các ngành nghề có nguy cơ cao như xây dựng, khai khoáng, nhưng đến thời điểm này, chưa có mục tiêu nào đạt được. Với lĩnh vực xây dựng, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng kiểm soát chất lượng công trình và an toàn công trình xây dựng. Một nguyên nhân khá quan trọng đó là người lao động khi vào làm việc chưa được DN huấn luyện đầy đủ về an toàn vệ sinh lao động nên ý thức chấp hành nội quy lao động, an toàn vệ sinh lao động của người lao động còn nhiều hạn chế; công tác kiểm tra, thanh tra chưa được thường xuyên, việc xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn lao động chưa thực sự cương quyết… Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa phải kể đến lực lượng cán bộ về an toàn lao động của thủ đô quá ít, chỉ có vẻn vẹn 12 người mà phải đảm nhiệm khối lượng công việc rất lớn trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa và các công trình cao tầng mọc lên rất nhiều như hiện nay.

Năm 2013 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do thiếu vốn sản xuất kinh doanh, giá cả vật tư, vật liệu và lãi suất ngân hàng tăng cao, nhiều công trình phải tạm hoãn hoặc dãn tiến độ. Vượt qua những khó khăn thách thức, các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng đã có nhiều giải pháp nhằm ổn định sản xuất, tạo đủ việc làm, tích cực chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho người lao động và thực hiện tốt công tác ATVSLĐ.

Với vai trò nòng cốt, CĐXDVN phối hợp với Bộ Xây dựng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ phát huy các kết quả đã đạt được trong TLQG, tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác đảm bảo ATVSLĐ - PCCN, chỉ đạo các đơn vị cơ sở nghiêm túc thực hiện.

Trong thời gian qua các doanh nghiệp địa phương nhìn chung đã quan tâm đến công tác ATVSLĐ - PCCN, nhưng nhiều doanh nghiệp còn thiếu hồ sơ quản lý về công tác ATVSLĐ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Bộ LĐTBXH và Bộ y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ trong cơ sở lao động, hồ sơ sổ sách về công tác sử dụng và quản lý lao động. Một số đơn vị đã thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong sản xuất và xây lắp, duy trì việc tổ chức kiểm tra công tác ATVSLĐ định kỳ và đột xuất.

Hiện nay công tác ATVSLĐ của ngành Xây dựng hiện nay còn gặp một số khó khăn như: Một bộ phận cán bộ lãnh đạo ở một số đơn vị chưa có nhận thức đầy đủ về công tác BHLĐ do đó chưa thực sự quan tâm, coi trọng thực hiện công tác bảo đảm ATVSLĐ, chưa thấy hết ý nghĩa và tác động của công tác ATVSLĐ và vệ sinh môi trường đối với đời sống người lao động. Bộ máy làm công tác ATVSLĐ ở một số đơn vị hoạt động chưa hiệu quả, cán bộ làm công tác ATVSLĐ vừa thiếu vừa yếu.

Cán bộ công đoàn cơ sở chưa thể hiện được vai trò chủ động, nòng cốt của mình trong việc phối hợp tuyên truyền và tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ. Bên cạnh đó chính sách về quản lý và thực hiện công tác ATVSLĐ, vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Cơ chế giám sát, kiểm tra xử lý còn bị xem nhẹ.

Việc khen thưởng, động viên chưa kịp thời, chậm đổi mới về tiêu chí, hình thức và nội dung. Công tác thống kê, báo cáo chưa được thực hiện nghiêm túc, gây khó khăn cho công tác đánh giá, chỉ đạo.

Thời gian tới các cấp trong ngành Xây dựng đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo đảm ATVSLĐ trong thời gian tới: Thường xuyên tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, CNVCLĐ về chính sách, pháp luật lao động, đặc biệt là các quy định mới về công tác ATVSLĐ. Động viên CB, CNVCLĐ phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn liền với vấn đề ATVSLĐ - PCCN trong lao động sản xuất và bảo vệ môi trường.

Kiện toàn bộ máy làm công tác ATVSLĐ của các cấp công đoàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới An toàn vệ sinh viên, thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết về công tác ATVSLĐ - PCCN, đồng thời chi đúng và đủ phụ cấp trách nhiệm cho đội ngũ này theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Bộ LĐTBXH và Bộ y tế.

Phối hợp với cơ quan quản lý đồng cấp đổi mới hình thức, nội dung và phương pháp huấn luyện về công tác ATVSLĐ cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng loại hình sản xuất kinh doanh, đảm bảo dễ tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ và gây sự chú ý, tìm tòi cho người lao động song vẫn đảm bảo đủ nội dung theo quy định. Đặc biệt chú ý huấn luyện về an toàn lao động đối với những người lao động mới tuyển dụng và những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, trên cao, dưới hầm sâu, trong thùng kín, nơi cheo leo nguy hiểm hoặc tiếp xúc, sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác ATVSLĐ- PCCN tại các công trường xây dựng, nhà máy sản xuất. Đặc biệt chú trọng các khu vực có nhiều nguy cơ gây TNLĐ, duy trì có nề nếp công tác kiểm tra chấm điểm 3 nội dung, 20 thông số, sau kiểm tra cần tổ chức phúc tra việc khắc phục các tồn tại theo kiến nghị của Đoàn kiểm tra , kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

Sông Thu - Tạp chí Xây dựng
 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)