Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Thứ ba, 11/11/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Chưa bao giờ LHQ cảnh báo sự ô nhiễm môi trường như bây giờ. Bởi lẽ nó đã và đang là mối đe dọa gây thảm họa khôn lường đối với loài người. Ðã đến lúc con người muốn tồn tại thì phải cấp bách có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường.
Sự tàn phá rừng bừa bãi, lượng khí thải công nghiệp ngày một khổng lồ nhả ra bầu không khí; các dòng sông và biển ngày càng bị ô nhiễm nặng bởi các chất thải công nghiệp; các hóa chất độc bảo vệ thực vật, v.v. rải trên đồng ruộng ngày một gia tăng. Như vậy, con người hằng ngày phải hít thở khí độc, uống nước có hàm lượng chất độc cao, hằng ngày ăn lương thực, thực phẩm không an toàn; đồng thời lại phải đối phó với bão, lũ lụt ngày một nhiều, cường độ phá hoại ngày một lớn. Thiên nhiên vốn hiền hòa đã trở nên giận dữ vì sự ứng xử vô cảm của con người với thiên nhiên. Ðã đến lúc chúng ta  phải tạ tội với thiên nhiên bằng tấm lòng và những hành động thiết thực.

Trước hết, các quốc gia phát triển gây nhiều ô nhiễm phải có trách nhiệm lớn nhất. Các quốc gia, mỗi địa phương, mỗi người đều phải có nhiệm vụ làm mọi cách bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của loài người.

Ngày nay, các quốc gia đều có chiến lược về môi trường. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường trong sạch, uống nước sạch, ăn lương thực, thực phẩm an toàn, nâng cao tuổi thọ, hạnh phúc. Chủ động lồng ghép vấn đề bảo vệ, cải thiện môi trường vào trong các kế hoạch, chương trình, dự án và coi là một trong những tiêu chí để đánh giá các giải pháp phát triển. Lồng ghép đầy đủ và cụ thể các vấn đề môi trường - tài nguyên vào các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của các địa phương (xã, huyện, tỉnh, thành phố...) bảo đảm cho các quy hoạch phát triển bền vững, không lãng phí tài nguyên. Không ngừng cải thiện chất lượng môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

Chú trọng bảo vệ và làm phong phú thêm đa dạng sinh học ở các vùng hoang sơ, vùng cát, vùng đầm lầy và các vùng nghèo; bảo đảm tạo nguồn tài nguyên cho các hoạt động sản xuất cho dân cư, nhất là cho người nghèo.

Nâng cao chất lượng nước; cần đầu tư phát triển mạnh mẽ nguồn nước sạch cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Tích cực và kiên quyết bảo vệ rừng tự nhiên, động vật hoang dã, đồng thời đẩy mạnh trồng rừng mới (bao gồm rừng bảo vệ và rừng kinh tế). Ðặc biệt chú ý ở các vùng sinh thái nghèo; tăng cường tính ổn định của các hệ sinh thái ở các vùng nhạy cảm như: vùng cát ven biển, vùng bãi triều, vùng đất trống đồi trọc...

Tập trung giải quyết tình trạng suy thoái, gây ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc, chật chội, các thành phố bằng cách khuyến khích sản xuất sạch, công nghệ tiên tiến không làm ô nhiễm môi trường, có hiệu quả cao về năng lượng và quản lý chặt chẽ chất thải công nghiệp; kiểm soát ô nhiễm và ứng cứu sự cố môi trường do thiên tai lũ lụt gây ra. Cần mở rộng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch vệ tinh, việc xây dựng làng nghề, các cụm công nghiệp cấp huyện, xã trên cơ sở quy hoạch gắn với môi trường sinh  thái bền vững. Có chính sách khuyến khích trồng cây rừng phân tán ở các vùng, các công sở, các nhà máy xí nghiệp là một việc rất quan trọng đối với việc cải thiện môi trường sống.



Theo Nhân dân

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)