Cải tiến khung cất thép cọc khoan để giảm chi phí làm móng cầu

Thứ hai, 25/02/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Cọc khoan bê tông cốt thép đang được sử dụng rộng rãi làm móng công trình, đặc biệt là móng cầu, phần lớn là tiết diện tròn đường kính 0,75 đến 1,5m và hơn nữa. Tại LB Nga, cọc này thường dùng khung cốt thép loại A - 1 và A - 111 đường kính từ 6 đến 32mm.

Nói chung, chi phí cốt thép chiếm từ 15 đến 30% giá thành móng công trình cho nên chỉ cần bố trí vừa đủ yêu cầu chịu tải, chứ không nên có độ dự trữ quá nhiều và như thế cũng đã thu được khoản tiết kiệm đáng kể. Thật ra, đã có đồ án định hình, nhưng các đơn vị thi công tuỳ theo các điều kiện cụ thể về thiết bị lại tìm cách "chỉnh lý"; chẳng hạn dùng cốt dọc với đường kính châm chước, chênh lệch dẫn đến tình trạng không hợp lý. Thêm nữa, các nhà máy luyện kim LB Nga không sản xuất thép tròn dài hơn 1 1, 7m, còn cọc khoan thì thường dài hơn thế rất nhiều, chẳng hạn cọc móng cầu khu Moskva đều dài từ 20m trở lên.

Hạ khung cốt thép xuống một cọc là một công đoạn khó, cố nhiên mỗi cọc phải có ít nhất vài, ba đốt khung, các mặt nối tiếp phải liên kết nhau mà thường là các đốt lồng vào nhau, rõ ràng là tốn thép rất vô ích. Vả chăng ai cũng biết cốt thép dọc càng bố trí xa tâm cọc thì càng phát huy sức chịu lực, trong điều kiện bảo đảm đủ bề dầy lớp bê tông bảo hộ. Nếu liên kết bằng phương pháp hàn tiếp thì đáp ứng được yêu cầu chịu lực và giảm được thép thừa. Kết hợp chặt chẽ hàm lượng thép ngang/dọc với điều kiện làm việc thực tế của cọc trong móng, rất có thể tiết kiệm lượng thép mà không cần thêm phương tiện thiết bị gì, không kéo dài tiến độ thi công, nhưng có thể tiết kiệm mỗi cọc khoan 20m tới 2400 rúp. Hợp lý hoá vị trí khung cất thép sao cho ứng với tải trọng móng về hai hưởng dọc và ngang của công trình cầu là một sáng kiến cần được vận dụng, đặc biệt là cách thức được trình bày tại các bằng sáng kiến số 216 2911 và 216 2912 của LB Nga.


Bản tin KHCN – Trung tâm KHCN

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)