Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng Tiêu chuẩn chiếu sáng công nghiệp

Thứ sáu, 16/03/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Chiếu sáng môi trường lao động có nhiệm vụ giải quyết các bài toán liên quan đến yêu cầu tiện dụng và kinh tế, nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khoẻ người lao động và sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng. Những vấn đề chủ yếu đặt ra trong khi tạo nên một môi trường ánh sáng tiện nghi và hiệu quả là vấn đề tiêu chuẩn, tính toán thiết kế hệ thống chiếu sáng được giải quyết trên một cơ sở phương pháp luận khoa học.

Mắt người có thể thích nghi với ánh sáng biến đổi trong một khoảng  rất rộng. Ta có thể đọc sách ở chỗ tối mờ với độ rọi dưới 1 Lux và cũng có thể đọc sách bình thường dưới ánh sáng mặt trời với độ rọi 50.000Lux. Chọn một giá trị tiêu chuẩn giữa hai giá trị trên quả là không đơn giản và vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng đến nay những đề nghị độ rọi tiêu chuẩn ở mức này hay mức khác vấn phải dựa trên những quyết định mang tính dung hoà nhiều yếu tố. Thế nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của vấn đề tiêu chuẩn độ rọi bởi lẽ nó có ý nghĩa quyết định tới những chi phí tính toán cho thiết kế và vận hành hệ thống chiếu sáng, mặt khác những yêu cầu của yếu tố vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động, năng suất lao động và kinh tế lại đòi hỏi phải chiếu sáng tốt hơn. Bài toán này phải được giải quyết có cơ sở khoa học và căn cứ thực tế về trình độ công nghệ và điện năng tiêu thụ. Chính vì vậy ở tất cả các nước phát triển đều có tiêu chuanả chiếu sáng của riêng mình mà không áp dụng dập khuôn tiêu chuanả của một tổ chức quốc tế hay một nước nào khác. Bài viết này có mục đích chủ yếu là tổng quan phân tích cơ sở khoa học của hệ thống các tiêu chuẩn chiếu sáng môi trường lao động của Việt Nam hiện hành.

I. Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chuẩn chiếu sáng chỗ làm việc.

Chức năng thị giác của mắt người trong quá trình quan sát như độ phân giải, tốc độ nhận biết, độ nhìn rõ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện chiếu sáng và các thông số về kích thước đối tượng quan sát, độ căng thẳng hoạt động thị giác, thời gian lao động thị giác liên tục. Có nhiều phương pháp xây dựng tiêu chuẩn chiếu sáng nhưng áp dụng phổ biến nhất là các phương pháp sau:

1. Tiêu chuẩn chiếu sáng theo độ nhìn rõ.

Mắt nhận biết các vật thể chủ yếu qua độ chói các bề mặt của chúng cad độ tương phản với nền quan sát. Phần lớn lao động thị giác trong sản xuất công nghiệp avf các công việc văn phòng đều có các chi tiết có kích thước nhỏ trên các nền có độ chói khác nhau. Tiêu chuẩn chiếu sáng chỗ làm việc của nhiều quốc gia trên thế giới được xây dựng trên nguyên tắc bảo đảm độ nhìn rõ các chi tiết cần quan sát. Đại lượng này bằng tỷ số giữa độ tương phản thực tế Ctt với độ tương phản ngưỡng Cng

V = Ctt / Cng

Độ tương phản ở đây là tỷ số giữa mức chênh lệch độ chói của chi tiết và nên quan sát Lv – Ln với độ chói của nền Ln.

         |  Lv – Ln |

C =   ------------

               Ln

Độ tương phản ngưỡng mà mắt bắt đầu nhận thấy là một hàm phụ thuộc nhiều thông số:

Cng =  f α , L, t, A

Trong đó α là kích thước góc của chi tiết phân biệt, L là độ chói, t là thời gian quan sát và A là lứa tuổi người quan sát.

Quan hệ giữa độ chói L và độ rọi E của bề mặt chiếu sáng được xác định theo biểu thức:

L = ρ E/π

Trong đó, ρ là hệ số phản xạ của bề mặt được chiếu sáng.

Độ nhìn rõ V tăng dần theo chiều tăng độ rọi , đến một giá trị nào đó V tăng chậm lại và không tăng nữa cho dù độ rọi của nền có tiếp tục tăng lên.

Độ nhìn rõ lớn nhất có thể đạt được ở giá trị độ rọi khá cao tới hàng ngàn Lux.

Dưới đây là kết quả tính toán độ chói và độ rọi bảo đảm độ nhìn rõ lớn nhất Vmax khi quan sát các chi tiết có kích thước α thay đổi trên nền có hệ số phản xạ  ρ khác nhau.

Kích thước α min

1

2

4

8

16

40

100

Độ chói, Cd/m2

1000

640

250

100

40

13

10

Độ rọi, Lx

Khi   ρ = 0,1

         ρ = 0,3

         ρ = 0,6

30000

10000

5000

20000

6600

3300

7500

2500

1200

3000

1000

500

1200

400

200

400

130

65

300

100

50

Trong các thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của độ sáng tới khả năng lao động và mệt mỏi thị giác để xác định mức độ rọi chiếu sáng phù hợp với yêu cầu hoạt động thị giác đã thử nghiệm đọc sách trong điều kiện chiếu sáng được tăng dần từ mức độ rọi 0,1Lux trở đi, tốc độ đọc tăng dần và sự mệt mỏi thị giác giảm dần. Khi tăng độ rọi đến một giá trị nào đó thì sự mệt mỏi không vượt quá giới hạn cho phép và khả năng hoạt động thị giác lại được phục hồi sau một thời gian nghỉ. Độ rọi trong trường hợp này được coi là thấp nhất về mặt vệ sinh hay là giới hạn dưới của độ rọi tiêu chuẩn. Theo kết quả nghiên cứu của P.M. Tikhôđiep thì mức độ rọi này có giá trị bằng 50Lx. Nếu tăng tiếp tục thì sẽ đến một lúc nào đó có thể thấy rằng độ rọi thấp hơn hoặc lớn hơn đều không tốt, giá trị độ rọi lúc ấy được coi là giá trị tối ưu và có thể xác định bằng thực nghiệm hoặc tính toán thông qua các chỉ số ngưỡng thị giác. Như vậy độ rọi tối ưu được coi như là giới hạn trên của tiêu chuẩn độ rọi khả dĩ và nói chung hiện nay ngay cả tiêu chuẩn của nhiều nước công nghiệp cũng chưa đạt được.

Trong thực tế thường chỉ cần bảo đảm một mức độ nhìn rõ nào đó nhỏ hơn độ nhìn rõ cực đại nhưng cũng đủ bảo đảm yêu cầu hoạt động thị giác có hiệu quả. tỷ số giữa độ nhìn rõ thực tế với độ nhìn rõ cực đại được gọi là độ nhìn rõ tương đối Vo và đại lượng này thường được chọn làm chỉ tiêu xây dựng tiêu chuẩn chiếu sáng của nhiều nước. Xác định Vo bằng bao nhiêu tuỳ thuộc điều kiện thực tế của từng nước.

2. Xây dựng tiêu chuẩn chiếu sáng theo khả năng lao động thị giác.

Khác với xác định độ nhìn rõ, để đánh giá khả năng lao động thị giác cần có thời gian để tiến hành thử nghiệm với mỗi loại công việc cần nghiên cứu. Thí nghiệm đánh giá khả năng lao động thị giác rất đa dạng, có thể liên quan trực tiếp đến công việc cụ thể nào đó chẳng hạn như xâu chuỗi hạt cườm, phân loại hoặc gạt bỏ chi tiết hỏng, sửa bản in, đánh giá tốc độ đọc văn bản, cũng có thể thực hiện công việc mô phỏng hoạt động thị giác chẳng hạn gạch bẳng chữ cái, chữ số, vòng landond ...với những điều kiện chiếu sáng khác nhau.

Những thí nghiệm đánh giá khả năng lao động thị giác cơ bản nhất thường sử dụng các bảng vòng landond. Người làm thí nghiệm có nhiệm vụ gạch các vòng landond có khe hở quay theo một hướng cho trước. Khả năng lao động thị giác được xác định bằng tốc độ gạch vòng landond nhan với xác suất gạch chính xác các vòng đã cho. Có thể coi đó như năng suất lao động thị giác. Biểu thức tính năng suất lao động có dạng như sau:

P = n’/kT

Năng suất lao động thị giác phụ thuộc vào kích thước khe hở vòng landond a, độ tương phản C và độ chói Ln của nền quan sát. Đối với các thông số a và C không đổi thì P tăng dần theo chiều tăng độ chói của nền hay độ rọi trên mặt quan sát đến một giá trị Pmax thì dừng cho dù có tiếp tục tăng độ sáng. Với kích thước α và độ tương phản C nhỏ thì để đạt được Pmax phải tăng độ rọi tới hàng ngàn Lux.

Trong thực tế độ rọi tiêu chuẩn được lựa chọn để bảo đảm năng suất P nào đó nhỏ hơn Pmax. Tỷ số giữa P và Pmax được gọi là năng suất lao động tương đối Po.

Tiêu chuẩn chiếu sáng của Anh quốc và các nước thuộc khối thịnh vượng chung được xây dựng theo phương pháp này với Po bằng 0,9, độ rọi tiêu chuẩn được xác định theo biểu thức sau:

E = 1930 / ρα 1.5.

3. Xây dựng tiêu chuẩn chiếu sáng theo chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

Các phương pháp tiêu chuẩn chiếu sáng theo độ nhìn rõ và khả năng lao động thị giác đều xuất phát từ khả năng của mắt. Trong các phương pháp này đã đề cập tới vấn đề chọn mức độ rọi tiêu chuẩn  thấp hơn mức tối ưu do phải tính tới khả năng kinh tế hiện tại của mỗi quốc gia.

Phương pháp tiêu chuẩn theo chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật dựa trên cơ sở là mỗi loại hình lao động có sự tham gia của thị giác phải được chiếu sáng với một mức độ rọi thích hợp trên cơ sở những lập luận sau. Nếu giảm độ rọi chiếu sáng thì tốc độ thực hiện các thao tác có sự tham gia của thị giác sẽ giảm, phế phẩm tăng và dẫn đến tăng giá thành sản phẩm. Nếu tăng độ sáng quá cao thì chi phí đầu tư cho lắp đặt và vận hành sử dụng hệ thống chiếu sáng vượt quá hiệu quả kinh tế do tăng năng suất lao động và giảm phế phẩm sẽ dẫn đến tăng giá thành sản xuất. Do vậy cần phải chọn một giá trị độ rọi tối ưu nào đó tương ứng với hiệu quả kinh tế lớn nhất.

Như vậy để thực hiện được phương pháp tiêu chuẩn này ít nhất phải tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của độ rọi chiếu sáng tới năng suất lao động và các chi phí cho việc lắp đặt, vận hành hệ thống chiếu sáng.

Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy khi tăng độ rọi lên tới vài trăm hoặc hàng nghìn lux đã tăng được năng suất lao động lên một mức độ đáng kể vào cỡ từ 5% đến 10% tuỳ theo công việc. Theo nghiên cứu của Taylor và Francis tiến hành tại một xí nghiệp dệt ở Mỹ thì khi tăng độ rọi từ 170lux lên 340lux, năng suất lao động tăng lên 4,6% và phế phẩm giảm đi tới 24,5%. Khi tiếp tục tăng độ rọi lên tới 750lux thì năng suất lao động tăng lên 10,5% và phế phẩm giảm đi tới 40%. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả nghiên cứu thử nghiệm trong ngành dệt, đối với các ngành nghề khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau tuỳ theo kích thước của các chi tiết cần phân biệt và mức độ tham gia của thị giác trong quá trình lao động. Đối với công việc có độ chính xác càng cao thì vai trò của ánh sáng trong việc tăng năng suất lao động và giảm tỷ lệ phế phẩm càng thể hiện rõ hơn.

Nếu phân tích giá thành sản phẩm ra nhiều thành phần thì phần giá thành phụ thuộc độ rọi chiếu sáng bao gồm:

CE = C1 + C2

Trong đó:

C1  - phần giá thành do tăng năng suất lao động.

C2  - Phần giá thành do tăng chi phí cho chiếu sáng.

C1 giảm dần theo chiều tăng độ rọi của  C2  tăng lên.

Biểu thức tính giá thành sản phẩm do chiếu sáng có dạng như sau:

CE = a1P1 – a1 qlg E/E1 + a2E.

Trong đó:

P1 là năng suất lao động ở chế độ chiếu sáng ban đầu với độ rọi E1. Các hệ số a1, a2 , q được xác định bằng thực nghiệm phụ thuộc rất nhiều thông số như ngành nghề, mức độ giá thành khi tăng năng suất lao động đối với mỗi loại sản phẩm,. giá cả thiết bị chiếu sáng và đienẹ năng tiêu thụ, tỷ lệ khấu hao hệ thống chiếu sáng ...

Độ rọi E có giá trị tối ưu khi đạo hàm của CE tiến tới 0 và được xác định theo biểu thức sau:

E = q a1 / a2 lge.

Phương pháp tiêu chuẩn này phải có các hệ thống chiếu sáng thử nghiệm trong thực tế của từng ngành nghề hoặc loại hình công việc khoảng thời gian khá dài để xác định các hệ số thực nghiệm. Do vậy cho đến nay phương pháp này chưa được áp dụng để xây dựng tiêu chuẩn chiếu sáng cho tất  cả các ngành mà chỉ áp dụng để lựa chọn phương án chiếu sáng cụ thể hoặc xác định chỉ tiêu độ rọi tối ưu cho một loại công việc nào đó có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng.

4. Phương pháp tiêu chuẩn chiếu sáng theo điều tra phỏng vấn.

Khi xác cđịnh mức độ rọi chiếu sáng mà chủ yếu là bảo đảm điều kiện tiện nghi khi ánh sáng hoặc taqọ điều kiện để định hướng dễ dàng, quan sát chung quy trình sản xuất hoặc làm các công việc thô không cần phân biệt chi tiết, nếu áp dụng các phương pháp nói trên thường cho những kết quả không chính xác. Trong trường hợp này phải dùng phương pháp đánh giá theo cảm nhận chủ quan của người được phỏng vấn.

Có thể áp dụng một trong những chỉ tiêu đánh giá sau:

+ Hệ thống nhị phân: “đủ - không đủ”, “sáng – tối”, “dễ chịu – không dễ chịu”.

+ Hệ thống thang điểm: thang điểm 3, thang điểm 4, thang điểm 5.

+ Hệ thống đánh giá định tính : “tối – không đủ sáng – đủ sáng – quá sáng”.

Phương pháp kết hợp đánh giá theo thang điểm và đánh giá định tính cũng được áp dụng để lượng hoá các chỉ tiêu định tính.

Hiệu quả chiếu sáng đối với thị giác không chỉ phụ thuộc vào các đặc trưng định lượng ánh sáng như độ chói, độ rọi mà còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng chiếu sáng như phân bố độ chói trong không gian, dao động ánh sáng theo thời gian, mầu sắc và tính chất thể hiện màu của ánh sáng. Những đặc trưng này cũng phải được quy định trong tiêu chuẩn chiếu sáng bằng các chỉ tiêu được lượng hoá.

II. Tiêu chuẩn chiếu sáng ở Việt Nam.

Tiêu chuẩn chiếu sáng đầu tiên do Uỷ ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước ban hành vào năm 1964 là tiêu chuẩn tạm thời về chiếu sáng nhân tạo trong các công trình xây dựng dân dụng. Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong các công trình công nghiệp TC 30-68 được ban hành vào năm 1968. Các tiêu chuẩn đầu tiên về chiếu sáng được xây dựng trên cơ sở biên dịch các tiêu chuẩn chiếu sáng của Liên Xô về nội dung còn các chỉ tiêu độ rọi chiếu sáng được giảm đi một hoặc hai bậc theo thang độ rọi, các chỉ tiêu chất lượng chiếu sáng được thay bằng những điều quy định có tính chất định tính. Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên cũng được xây dựng trên cơ sở biên dịch tiêu chuẩn chiếu sáng của Liên Xô với giả thiết coi Việt Nam là vùng thứ 7 theo bản đồ phân vùng khí hậu ánh sáng của Liên Xô và được ban hành vào năm 1968. Như vậy tiêu chuẩn TCXD 29-68 chưa căn cứ vào điều kiện khí hậu ánh sáng thực tế của Việt Nam mặc dù vậy đến nay vẫn còn hiệu lực.

Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các tiêu chuẩn chiếu sáng nói trên đã bộc lộ những nhược điểm và thiếu sót nhất định đặc biệt giá trị độ rọi quy định còn thấp so với yêu cầu thực tế.

Vào đầu những năm 80 Uỷ ban KHKT nhà nước nay là Bộ KH&CN đã giao cho Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động thực hiện công trình nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng nhân tạo trong sản xuất công nghiệp phù hợp với điều kiện Việt Nam vào những năm đầu xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Các nhà khoa học tham gia thực hiện đề tài đã chọn áp dụng phương pháp xây dựng tiêu chuẩn chiếu sáng theo chỉ tiêu độ nhìn rõ.

Đây là đề tài xây dựng tiêu chuẩn chiếu sáng trên cơ sở nghiên cứu khoa học và điều kiện thực tế của Việt Nam chứ không biên dịch đơn thuần có đủ điều chỉnh đôi chút. Bởi thực tế nước ta lúc này chưa đủ điều kiện để áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài. Trong nhiều nhiệm vụ đặt ra của đề tài có hai nội dung quan trọng nhất là xây dựng thang độ rọi và xác định độ nhìn rõ tương đối Vo làm cơ sở đẻ xác định độ rọi tiêu chuẩn.

Độ rọi quy định trong các tiêu chuẩn có nhiều mức giá trị khác nhau tuỳ theo mỗi loại công việc. Sự khác nhau giữa các mức giá trị tiêu chuẩn tuân theo một quy quy luật nhất định được xây dựng thành thang độ rọi. Thang độ rọi được xác định theo nguyên tắc các khoảng biến thiên không đều của giá trị độ rọi sẽ tương ứng với các khoảng biến thiên của giá trị ngưỡng thị giác luôn không đổi. Nguyên tắc xây dựng thang độ rọi trên dựa theo quy luật sinh lý thị giác về cảm nhận độ sáng phụ thuộc vào tác nhân kích thích ánh sáng là độ chói hay độ rọi theo một hàm lôgarit có dạng như sau:

S  = q Lg E + c

Trong đó: S cho định lượng cảm giác sáng, E là đại lượng đo độ rọi, q và c là các hệ số phụ thuộc vào kích thước vàtính chất phản xạ của đối tượng quan sát. Thang độ rọi trong các tiêu chuẩn chiéu sáng của Việt Nam hiện hành được xây dựng trên cơ sở kết hợp tính toán lý thuyết theo quy luật trên, đồng thời áp dụng kết quả nghiên cứu về sự cảm nhận ánh sáng của người Việt Nam ở lứa tuổi lao động được tiến hành trong phòng thí nghiệm đã xác định những mức giá trị như sau: 0,2 - 0,3 - 0,5 -1 -2-3-5-7-10-20-30-50-75-100-150-200-300-400-500-600-750-1000-1250-1500-2000.

Đề tài cũng tiến hành nghiên cứu khả năng hoạt động thị giác thông qua thí nghiệm gạch các vành Landont  với kích thước khe hở khác nhau và có hướng theo quy luật hoàn toàn ngẫu nhiên. Thí nghiệm được tiến hành với điều kiện chiếu sáng có thể thay đổi độ rọi từ 0 đến 4000Lx. Số liệu thí nghiệm được xử lý để đánh giá năng suất lao động và chất lượng hoàn thành công việc, đồng thời kết hợp với số liệu đo độ ổn định nhìn rõ trước và sau ca thí nghiệm để đánh giá mệt mỏi thị giác ở các mức độ rọi khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm bước đầu này về thị giác của người lao động và diều kiện thực tế ở Việt Nam đã xác định độ nhìn rõ Vo được tính toán từ các biểu thức thực nghiệm có các hàm tương quan giữa độ nhìn rõ với các thông số chiếu sáng và điều kiện quan sát như đã giới thiệu ở phần phương pháp tiêu chuẩn. Từ kết quả nghiên cứu này đã biên soạn và ban hành tiêu chuẩn nhà nước là tiêu chuẩn chung về chiếu sáng nhân tạo trong các công trình công nghiệp TCVN 3743-83.

Các giá trị độ rọi trong bảng tiêu chuẩn chung được quy định trên cơ sở xác định mỗi giá trị phù hợp với tính chất công việc theo kích thước của chi tiết, độ tương phản và tính chất phản xạ của nền. Khi có yêu cầu đặc biẹt với công việc có mức độ căng thẳng thị giác cao hoặc thời gian hoạt động thị giác liên tục chiếm phần lớn thời gian lao động thì độ rọi sẽ được tăng lên một mức lấy theo thang độ rọi nói trên mà không lấy một giá trị tuỳ tienẹ bất kỳ nào.

Dưới đây là bản trích tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng nhân tạo trên mặt làm việc theoTCVN3743-83.

Tính

chất

công việc

Kích thước nhỏ nhất, mm

Cấp

công việc

Phân

cấp

Độ tương

phản vật và nền

Đặc

điểm

của nền

Độ rọi nhỏ nhất Lx

Khi dùng đèn huỳnh quang

Khi dùng đèn nung sáng

Chiếu sáng hỗn hợp

Chiếu

sáng

chung

Chiếu sáng hỗn hợp

Chiếu

sáng

chung

Chính xác

cao

0,15 đến

0,30

II

a

Nhỏ

Tối

1000

400

500

200

b

Nhỏ

Trungbình

Trung bình

Tối

750

300

400

150

c

Nhỏ

Trung bình

Lớn

Sáng

Trung bình

Tối

500

200

300

100

d

Trung bình

Lớn

Lớn

Sáng Sáng

Trung bình

400

150

200

75

Tuy nhiên để chọn đúng giá trị độ rọi phù hợp với yêu cầu là rất khó nếu không có được đầy đủ các thông số cần thiết nói trên. Vì vậy rất cần có các tiêu chuẩn cụ thể dạng tiêu chuẩn ngành quy định chỉ tiêu độ rọi cho từng phân xưởng hoặc loại công việc. Trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN 3743-83, đã biên soạn tiêu chuẩn chiếu sáng cho một số ngành công nghiệp chính như: cơ khí, đóng tàu, dệt, may công nghiệp, sơ chế cao su..., được ban hành vào năm 1986. Đồng thời các tiêu chuẩn chiếu sáng bên trong và ngoài công trình xây dựng dân dụng cũng được ban hành như TCXD 16: 1986.

Dưới đây là bảng trích giới thiệu tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng nhân tạo trong các xí nghiệp may công nghiệp.

Tên phân xưởng

khu vực sản xuất

Bề mặt

làm việc

Bề mặt

xác định

độ rọi

Cấp

công

việc

Tiêu chuẩn độ rọi làm việc Lx

Chiếu

sáng

chung đều

Chiếu sáng chung và cục bộ

Chiếu sáng

chung

1. Ban kiểm tra vải

2. Giác sơ đồ

4.Máy cắt di động

5.Máy cắt cố định

6.Máy may, thùa khuy

7.Bàn thu hoá

8.Kiểm tra C. lượng

9.Đóng gói S. phẩm

mặt bàn

bàn giác

bàn cắt

bàn cắt

bàn máy

mặt bàn

mặt bàn

mặt bàn

ngang

ngang

ngang

ngang

ngang

ngang

ngang

ngang

IIa

IIa

IIIb+1

IIIb+1

IIa

IIa

IIa +1

IIIb

500

300

300

-

500

500

750

200

1250

-

-

300

-

1250

1250

-

500

-

-

150

-

500

750

-

Giá trị độ rọi được quy định trong các tiêu chuẩn chiếu sáng Việt Nam hiện hành dù đã qua hai lần soát xét song vẫn còn rất thấp so với yêu càu và so với tiêu chuẩn của nhiều nước trên thế giới. Điều này có thể thấy rõ qua bảng so sánh dưới đây. Trong đó các giá trị độ rọi của TCVN lấy cho trường hợp phân cấp có độ tương phản và hệ số phản xạ trung bình.

Tính chấ tcông việc,loại phòng

Độ rọi trên mặt phẳng làm việc, Lx

TCVN 3743-83

TC

Nga

SNIP

23-05-95

TC

Đức

DIN-

5035

TC

Pháp

TC

Úc

AS-

1680

TC

Mỹ

ANSI/

IES –RP

-7-1991

Huỳnh quang

Nung Sáng

Rất chính xác

Chính xác cao

Chính xác

Văn phòng

Phòng thiết kế

Phòng đánh máy

Phòng thí nghiệm

750

500

300

200

400

300

200

400

300

150

100

200

150

100

2500

2000

750

300

500

400

300

3000

2000

1000

500

750

500

500

2000

1500

1000

500

750

500

500

1600

1200

800

400

600

400

400

10000

5000

3000

1000

1500

500

750

Các giá trị độ rọi quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam thấp so với tiêu chuẩn của nhiều nước do vào đầu thập kỷ 80 sản lượng điện năng của nước ta còn rất thấp và khả năng kỹ thuật, đặc biệt là nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng của nước ta còn nhiều hạn chế. Vào thời điểm đó sản lượng điện bình quân đầu người của nước ta còn ở mức dưới 200kW/h, trong khi đó sản lượng điện bình quân đầu người của các nước công nghiệp là trên 1000kW/h. Công nghiệp kỹ thuật ánh sáng của Việt Nam vào thập kỷ 80 sản xuất chủ yếu là các bóng đèn công suất thấp dưới 150W, các thiết bị chiếu sáng chủ yếu do các cơ sở sản xuất công nghiệp tự gia công chế tạo, hình thức thô sơ và hiệu quả thấp. Độ rọi tiêu chuẩn của Việt Nam được quy định vào thời điểm đó chỉ bảo đảm độ nhìn rõ tương đối là 0,6 -0,7 trong khi tiêu chuẩn của Liên Xô cũ quy định độ nhìn rõ tương đối là 0,8.

Tuy nhiên cần phải nhắc lại rằng, tiêu chuẩn chiếu sáng được xây dựng và áp dụng cho một giai đoạn nhất định phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Tiêu chuẩn chiếu sáng chung TCVN 3743-83 và các tiêu chuẩn chiếu sáng ngành được xây dựng để áp dụng trong phạm vi 10 năm nghĩa là đến trước năm 1995 đã phải soát xét thay thế.

Từ năm 1995 đến nay Viện nghiên cứu KHKT Bảo Hộ Lao động đã hoàn thành các công trình nghiên cứu đề xuất và kiến nghị chỉ tiêu chiếu sáng cho một số ngành như Chế biến tơ tằm, Trung tâm điều khiển nhà máy điện, các cơ sở học đường, Công nghiệp sản xuất giầy. Các công trình nghiên cứu này đều trực tiếp hoặc gián tiếp áp dụng phương pháp tiêu chuẩn theo độ nhìn rõ. Các tác giả đã áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học về chiếu sáng và thị giác. Đặc biệt mô hình đánh giá ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng đến khả năng hoạt động thị giác do Uỷ hội chiếu sáng quốc tế công bố đã được các tác giả đưa vào nghiên cứu của mình. Biểu thức thực nghiệm tính độ tương phản ngưỡng của mô hình có dạng như sau:

                             S                        

                           --- 0,4  + 1  2,5

                              tL

Cng = 0,0923     ---------------

                             S                          

                           ---0,4   + 1

                           100t

Trong đó, L là độ chói của nền – Cd/cm2, t và S là các tham số thực nghiệm phụ thuộc vào lứa tuổi người lao động và kích thước vật phân biệt tính bằng phút. Độ nhìn rõ V tính theo các biểu thức trên khá phức tạp để tiện tính toán các tác giả đã xây dựng chương trình tính VISUAL.1 viết bằng ngôn ngữ PASCAL. Kết quả tính có thể đưa ra dưới dạng các bảng số hoặc biểu đồ. Các chỉ tiêu độ rọi được xác định đã tính tới trình độ kỹ thuật và thiết bị chiếu sáng hiện đại đang được phổ biến áp dụng tại Việt Nam. Kết quả của các công trình nghiên cứu này làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn chiếu sáng cho các ngành. Phương pháp nghiên cứu có thể hoàn thiện thành phương phương pháp xây dựng tiêu chuẩn chiếu sáng chung cho các loại công việc và ngành nghề cụ thể.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114:2002 được ban hành trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn Quốc tế ISO 8995: 1989 là tiêu chuẩn nguyên lý Ecgônômi thị giác – chiếu sáng cho hệ thống làm việc trong nhà. Vì là tiêu chuẩn nguyên lý nên chưa đề cập đến các điều kiện cụ thể cũng như điều kiện thực tế của Việt Nam, nhiều mức độ rọi đưa ra vượt quá khả năng thực tế có thể bảo đảm được. Hơn nữa các bảng độ rọi tiêu chuẩn quy định 3 mức giá trị rất khó áp dụng ngay cả đối với những người làm chiếu sáng chuyên nghiệp. Do vậy cần xây dựng một tiêu chuẩn chiếu sáng nội thất trên cơ sở tiêu chuẩn nguyên lý Ecgônômi thị giác nói trên vàv tính tới các điều kiện thực tế của Việt Nam.

III. Một số kiến nghị

Dưới đây là một số kiến nghị đề xuất có tính định hướng cho việc xây dựng tiêu chuẩn chiếu sáng trong giai đoạn tới như sau:

1. Bảo đảm tính khoa học hiện đại.

Khoa học kỹ thuật chiếu sáng đã nghiên cứu và đưa ra nhiều phương pháp xây dựng tiêu chuẩn chiếu sáng ngày càng hoàn thiện, chúng ta cần tìm hiểu và lựa chọn một phương pháp phù hợp để áp dụng.

2. Phù hợp với điều kiện thực tế và cong người Viêt Nam.

- Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ánh sáng tới chức năng thị giác của người Việt Nam trong lứa tuổi lao động.

- Điều tra về tình hình chiếu sáng môi trường lao động trong thực tế. Điều tra về tình hình sản xuất thiết bị chiếu sáng, cung cấp và tiêu thụ năng lượng điện, hiện tại và dự báo trong 10 năm tới, tỷ lệ điện năng tiêu thụ cho mục đích chiếu sáng.

- Áp dụng kết quả nghiên cứu về khí hậu ánh sáng Việt Nam vào xây dựng tiêu chuẩn, chỉ tiêu thiết kế chiếu sáng tự nhiên và kết hợp với chiếu sáng nhân tạo.

3. Hội nhập với quốc tế và khu vực.

Là tiêu chuẩn quốc gia nhưng về một số mặt phải tương hợp được với các tiêu chuanả nước ngoài:

- Thống nhất chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo trong một bộ tiêu chuẩn.

- Quy định những chỉ tiêu chất lượng ánh sáng mà các tiêu chuẩn hiện hành chưa có điều kiện đề cập tới.

IV. Kết luận

Hệ thống tiêu chuẩn chiếu sáng của Việt Nam đã trải qua hơn 30 năm xây dựng, soát xét và áp dụng vào thực tế. Nó đã có vai trò không nhỏ cho công tác thiết kế, lắp đặt, quản lý và kiểm tra đánh giá các hệ thống chiếu sáng trong công nghiệp, dân dụng và các lĩnh vực hoạt động xã hội khác của đất nước trong mấy năm qua. Góp phần xây dựng, phát triển kinh tế, phục vụ sản xuất đồng thời bảo đảm an toàn và sức khoẻ cho người lao động. Tuy vậy trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với xu thế hội nhập quốc tế và khu vực hiện nay thì hệ thống tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành không còn phù hợp nữa. Thực tế sản xuất và cuộc sống cần thiết có một hệ thống tiêu chuẩn chiếu sáng mới bảo đảm tính khoa học, hiện đại phù hợp với điều kiện hiện tại và con người Việt Nam nhưng cũng phải tương hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực cả về nội dung cũng như hình thức trình bày, đồng thời phải thuận tiện cho việc áp dụng vào thực tế.


Nguồn: Tạp chí Chiếu sáng đô thị, số 2/2005

 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)