Qua hơn 1 năm t Lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam, tỉnh Hà Tĩnh và các đại biểu tham dự buổi lễ. riển khai thực hiện mô hình "Tổ Chuyển đổi số cộng đồng", các địa phương trên địa bàn tỉnh đã từng bước hình thành được mạng lưới triển khai, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả công tác chuyển đổi số.
Tổ Chuyển đổi số cộng đồng hướng dẫn tiểu thương sử dụng mã QR code - Ảnh: TTXVN
Thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính, số hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế, người dân và doanh nghiệp tiếp cận, tương tác để sử dụng dịch vụ công, cập nhật dữ liệu dân cư theo thời gian thực rất thấp. Chuyển đổi số chỉ thành công khi được người dân hiểu, hưởng ứng, tham gia; người dân trở thành công dân số, có các hoạt động được đưa lên môi trường số, chia sẻ dữ liệu.
Qua hơn 1 năm triển khai thực hiện mô hình "Tổ Chuyển đổi số cộng đồng", các địa phương trên địa bàn tỉnh đã từng bước hình thành được mạng lưới triển khai, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả công tác chuyển đổi số. Đến nay toàn tỉnh đã có 9 tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp huyện, 157 tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã và 664 tổ chuyển đổi số cộng đồng ấp, khu phố với tổng số 7.097 thành viên tham gia.
Tổ Chuyển đổi số cộng đồng có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến các hộ gia đình, người dân trong tổ, ấp, khu phố.
Tuy nhiên, theo đánh giá thực tế tại các địa phương Tổ Chuyển đổi số cộng động chỉ dừng lại ở bước thành lập và cũng có những địa phương quan tâm xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động Tổ Chuyển đổi số cộng đồng, có phân công trách nhiệm cho từng thành viên tham gia tổ nhưng chưa đạt hiệu quả cao và bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như: Các cấp chính quyền ở một số địa phương chưa nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của Tổ Chuyển đổi số cộng đồng, dẫn đến chưa chủ động dẫn dắt, khởi tạo, định hướng hoạt động cho Tổ Chuyển đổi số cộng đồng. Một số thành viên Tổ Chuyển đổi số cộng đồng chưa nắm được nội dung, chưa tiếp cận được người dân hoặc chưa biết cách hướng dẫn người dân. Chưa có công cụ hỗ trợ Tổ Chuyển đổi số cộng động triển khai hoạt động và chia sẻ kinh nghiệm với nhau một cách hiệu quả. Việc đánh giá hoạt động của các thành viên Tổ Chuyển đổi số cộng đồng chưa được quan tâm, chưa đo lường được vai trò tham gia đóng góp của Tổ Chuyển đổi số cộng đồng trong thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.
Do đó, để phát huy vai trò của Tổ Chuyển đổi số cộng đồng trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp.
Cụ thể, tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo và chỉ đạo sát sao, quyết liệt để thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số trên địa bàn phụ trách. Chủ động thực hiện công tác đào tạo, cập nhật kiến thức cho Tổ Chuyển đổi số cộng đồng. Thực hiện giám sát, theo dõi công tác quản lý, điều hành Tổ Chuyển đổi số cộng đồng; chỉ đạo thực hiện đúng nguyên tắc hoạt động, mỗi Tổ Chuyển đổi số cộng đồng khi thành lập cần tạo nhóm hoạt động trên các nền tảng số nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác theo dõi, quản lý, truyền tải thông tin đến các thành viên Tổ được nhanh chóng, mang tính thời sự, tạo được mạng lưới hỗ trợ đều khắp, sát với thực tế và kịp thời giải quyết được các vướng mắc từ cơ sở.
Thường xuyên kiện toàn Tổ Chuyển đổi số cộng đồng, lựa chọn đúng đối tượng có nhiệt quyết, đam mê để tham gia, trong đó cần xác định vai trò của Đoàn thanh niên là nòng cốt chính trong các hoạt động triển khai của Tổ.
Hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngóc ngách cuộc sống, giúp người dân được tiếp cận công nghệ số theo cách "đơn giản - tự nhiên - thiết thực" xuất phát từ nhu cầu tự nhiên và tạo ra giá trị thiết thực đối với người dân. Hướng dẫn người dân sử dụng các phần mềm gần gũi với thực tế, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, đến đời sống hàng ngày để giải quyết, mang lại hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thì sẽ được đón nhận, lan tỏa.
Các tổ Chuyển đổi số cộng đồng cần thực hiện chiến dịch "đi từng ngõ, gõ từng nhà", thực hiện chiến lược "mưa dầm thấm lâu" triển khai 5 nhiệm vụ cơ bản: (1) Sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thiết lập mỗi người dân một tài khoản dịch vụ công trực tuyến để sử dụng dịch vụ công, chỉ phải cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước; (2) Mua sắm trực tuyến gắn với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhận diện các trang mua sắm trực tuyến tin cậy; (3) Thanh toán trực tuyến, an toàn, tiện lợi, tránh bị lừa đảo mất tiền, gắn với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân; (4) Tự mình bảo vệ mình trên không gian mạng, tránh trường hợp bị lừa đảo trực tuyến, bị đánh cắp dữ liệu cá nhân; (5) Sử dụng các nền tảng số do tỉnh và địa phương triển khai.