Đồng Tháp phấn đấu lọt top 25 tỉnh, thành phố chuyển đổi số tốt nhất

Thứ sáu, 24/02/2023 14:33
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Đến đầu năm 2023, 100% thủ tục hành chính của tỉnh Đồng Tháp có đủ điều kiện đã được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Ảnh minh họa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Triển khai phong trào thi đua “Đồng Tháp đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số” giai đoạn 2021-2025, địa phương tập trung vào ba trụ cột gồm chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Giai đoạn 2021-2025, Đồng Tháp phấn đấu hỗ trợ 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận, cập nhật thông tin nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; 55% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử; tối thiểu 200 doanh nghiệp được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số doanh nghiệp...; 100% cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.

Tỉnh đặt mục tiêu có 50% trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn sử dụng nền tảng số; 50% trường học, cơ sở giáo dục lắp đặt, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí, trong đó các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn đạt 100%...

Đến năm 2025, Đồng Tháp phấn đấu nằm trong top 25 và đến năm 2030 nằm trong top 20 tỉnh, thành phố có chỉ số chuyển đổi số tốt nhất cả nước.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa khẳng định chuyển đổi số tại địa phương thể hiện rõ quyết tâm của hệ thống chính trị trong việc xây dựng chính quyền phục vụ người dân và vì người dân; là một trong những giải pháp trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi số, tạo ra những thay đổi đột phá trong hoạt động của chính quyền.

Đây sẽ là hệ thống nền tảng cốt lõi quan trọng hình thành nên một Đồng Tháp tiên tiến, kiểu mẫu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển nhanh và bền vững.

Đến đầu năm nay, 100% thủ tục hành chính trong tỉnh có đủ điều kiện đã được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tất cả văn bản được trao đổi qua môi trường mạng (trừ văn bản mật); 79,2% lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số để sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản cho yêu cầu công việc…

Địa phương có 57% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử; 56,67% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; 100% sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) có mặt trên các sàn thương mại điện tử; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 13,77%.

Đến nay, tỉnh có 79,5% hộ gia đình có kết nối internet băng rộng cố định; 55% dân số có tài khoản thanh toán điện tử; trên 80% các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số; 80% dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử; 81,5% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa.

Để phát huy hiệu quả chuyển đổi số, tỉnh đưa Trung tâm Chuyển đổi số Đồng Tháp vào hoạt động. Trung tâm được lắp đặt 3 máy chủ ứng dụng, 2 máy chủ trí tuệ nhân tạo cùng với hệ thống đường truyền sẵn sàng cho việc triển khai các ứng dụng.

Hệ thống sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (Big data), internet vạn vật (IoT), dữ liệu không gian địa lý (GIS), điện toán đám mây; kết hợp với các phần mềm của Microsoft để tăng tính trực quan, sinh động của hệ thống màn hình giám sát./

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)