Khu vực phân loại rác :
Trên băng tải phân loại, các công nhân thực hiện việc tách lọc thủ công đầu nguồn. Phần còn lại theo băng tải vào thẳng máy sàng lồng. Quá trình phân loại bằng sàng nhằm tách rác vô cơ sau đó rác tiếp tục được tập kết tại bể chờ sấy.
Rác sau khi được sấy sẽ được tạm lưu chứa tại bể chờ đốt trước lò và được gầu ngoạm nạp và xilo (phễu) của hệ thống nạp liệu
Lò đốt được nhóm lần đầu và sấy nóng tới nhiệt độ vận hành nhờ hệ thống đốt bằng nhiên liệu diesel, lò được úng dụng nguyên lý đốt 2 buồng
Tro xỉ sau đốt được hệ thống ghi lò xả vào hố gom có dùng nước để tách ly môi trường trong lò với môi trường ngoài. Xỉ có thể làm gạch hoặc làm vật liệu phủ bãi chôn lấp.
Thiết bị thu hồi nhiệt để xấy rác và không khí
Hệ thống lò đốt rác sử dụng 2 loại thiết bị trao đổi nhiệt để làm nguội khí thải và để sấy khí cấp vào lò
Hệ thống xử lý khí thải: Khí thải được xử lý bằng hệ thống thiết bị được miêu tả sau đây để đảm bảo đến khi thải ra qua ống khói có các chỉ số phù hợp với QCMT Việt Nam
Hệ thống điều khiển toàn bộ hệ thống được điều khiển tại trung tâm điều khiển. Các thông số được hiển thị trên màn hình công nghiệp tại Trung tâm điều khiển.
Hệ thống xử lý nước thải là hệ thống các bể có khả năng xử lý: nước rỉ rác từ Khu vực tiếp nhận; nước tro sau khi xử lý khí thải của quá trình đốt
Xử lý công đoạn cuối Rác nhóm 2 (phế thải xây dựng, thủy tinh, sành sứ) được loại bỏ trong quá trình phân loại rác và bùn thải sau xử lý nước thải đều được xử lý chôn lấp, tro xỉ sau đốt làm vật liệu xây dựng.
Công nghệ đốt tại Sơn Tây, Hà Nội có tổng mức đầu tư là 100 tỷ với công suất 300tấn/ngày chi phí xử lý khoảng 380.000vnđ/tấn rác thải( Công ty Môi trường Thăng Long)
Chi tiết liên hệ : Công ty Cổ phần dịch vụ Môi trường Thăng Long
Theo : Cục Hạ tầng Kỹ thuật