Xuất khẩu sản phẩm khoáng sản cát trắng silic đã qua chế biến

Thứ hai, 22/05/2017 10:23
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 1182/TCT-KTNB ngày 30/3/2017 của Tông Cục thuế - Bộ Tài chính liên quan tới việc xác định sản phẩm khoáng sản cát trắng silic xuất khẩu của của Công ty cổ phần kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam (Minco). 

Về vấn đề trên, ngày 09/5/2017 Bộ Xây dựng đã có công văn 1017/BXD-VLXD trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 3, điều 2 của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; “Khoáng sản nguyên khai là sản phâm tài nguyên của khoáng sán, đã khai thác, không còn ở trạng thái tự nhiên nhưng chưa qua đập, nghiên, sàng, phân loại hoặc các hoạt động khác đê nâng cao giá trị khoáng sản sau khai thác"

Cũng theo quy định tại Thông tư 04/2012/TT-BXD ngày 20/9/2012 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng: “Chế biến khoáng sản là quá trình hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản hoặc hoạt động khác nhằm đạt các chỉ tiêu của nguyên liệu hoặc sản phâm cho các lĩnh vực sử dụng”.

Sản phâm cát trắng silic xuất khẩu của Công ty cổ phần kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam được khai thác từ nguồn cát trắng nguyên khai tại mỏ cát trắng Hương An - huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình - tỉnh Quảng Nam và được gia công chế biến tại cơ sở sản xuất của Công ty tại Cụm Công nghiệp Hà Lam - Chợ Được, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam với công suất 200.000 tấn/năm. Theo Báo cáo đánh giá dây chuyền công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm cát trắng do Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) lập và hồ sơ xuất khẩu khoáng sản của doanh nghiệp, thì sản phấm cát trắng sau khi khai thác được đưa qua dây chuyên sàng, tuyển, rửa, phân cấp cỡ hạt để loại bỏ tạp chất hữu cơ, bùn, sét, tạo ra các sản phẩm có độ tinh khiết cao hơn và các nhóm sản phẩm có các kích thước cỡ hạt khác nhau theo yêu cầu kỹ thuật hoặc yêu câu của khách hàng để làm nguyên liệu cho các lĩnh vực sản xuất kính và thủy tinh dân dụng hoặc các sản phâm cao cấp khác phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Các chỉ tiêu phân tích thành phần cỡ hạt và thành phần hóa của một số mẫu thí nghiệm cát sau chế biến (tại phiếu kết quả thử nghiệm của Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng) cho thây sản phâm cát trắng silic từ quặng ở trạng thái tự nhiên được khai thác thành quặng nguyên khai và qua quá trình chế biến để trở thành quặng có độ tinh khiết cao hơn, đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất thủy tinh và kính xây dựng (theo Tiêu chuẩn “TCVN 9036:2011 - Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh - Cát - Yêu cầu kỹ thuật”) cũng như các sản phẩm cao cấp khác. Theo đó, hàm lượng SiO2 trong cát trắng nguyên khai từ 97,22÷ 97,84% khi qua chế biến làm giàu quặng đã tăng lên tới 99,72 ÷ 99,86%; hàm lượng Fe2 O¬3 trong cát trắng nguyên khai từ 1,14÷1,16 % qua chế biến đã giảm xuống còn 0,02 ÷ 0,05 %; sản phẩm cát trắng sau chế biến đã loại bỏ đáng kể hàm lượng các tạp chất hữu cơ và thành phần các cỡ hạt không đáp ứng yêu cẩu, đồng thời làm gia tăng giá trị của tài nguyên khoáng sản sau chế biến. Đối chiếu với các nội dung tại Nghị định số 158/2016/NĐ-CP và Thông tư số 04/2012/TT-BXD nêu trên thì các sản phấm cát trắng silic xuất khẩu của doanh nghiệp từ quặng ở trạng thái tự nhiên được khai thác và qua một chu trình chế biến làm giàu quặng đã thay đổi về thành phần hóa học, giảm tạp chất và tăng hàm lượng SiO2, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để xuất khẩu.

 


Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 1017/BXD-VLXD. 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)