Theo đó, về phát triển kinh tế hợp tác nông thôn, ngoài có 1.092 HTX nông nghiệp, trên địa bàn thành phố còn có khoảng 1.350 làng có nghề, trong đó có 308 làng nghề được UBND thành phố quyết định công nhận là làng nghề truyền thống thuộc 23 quận, huyện, thị xã, gồm: 11 làng nghề sơn mài, khảm trai; 20 làng nghề mũ, nón lá; 83 làng nghề mây tre, giang đan; 23 làng nghề chế biến nông lâm sản; 29 làng nghề thêu ren; 25 làng nghề dệt may; 9 làng nghề da giày, khâu bóng; 13 làng nghề nghề cơ khí; 18 làng nghề chạm điêu khắc; 5 làng nghề đan tơ lưới; 53 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm; 5 làng nghề cây sinh vật cảnh và 14 làng nghề thuộc ngành nghề khác, đã thu hút khoảng 750.000 người lao động.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 3.064 trang trại, trong đó, có 2.033 trang trại chăn nuôi, 480 trang trại nuôi trồng thủy sản, 341 trang trại tổng hợp, 209 trang trại trồng trọt, 1 trang trại lâm nghiệp. Tổng số trang trại đã được cấp giấy chứng nhận là 178 trang trại (trang trại trồng trọt 15 trang trại, trang trại chăn nuôi 115 trang trại, trang trại nuôi trồng thủy sản 32 trang trại, trang trại tổng hợp 28 trang trại). Hiện nay, nhiều trang trại ngoài tổ chức sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đã kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, giáo dục trải nghiệm nhằm thu hút các trường học trên địa bàn trong, ngoài thành phố, khách du lịch để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, điển hình như: Trang trại hữu cơ Hoa Viên (huyện Thạch Thất), Vạn An (huyện Thanh Trì), Dê Trắng và Đồng quê (huyện Ba Vì)...
Về công tác xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nông dân, hiện thành phố đã có 6 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, có 325/386 xã (chiếm 84,2% tổng số xã trên địa bàn thành phố) đạt chuẩn nông thôn mới, về đích trước 2 năm so với kế hoạch đề ra và có 3 xã (Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung) huyện Đan Phượng đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2018. Dự kiến, hết năm 2019 có 355 xã đạt chuẩn nông thôn mới (91,9%).
Nhờ thực hiện có hiệu quả xây dựng nông thôn mới, đời sống nông dân khu vực ngoại thành Hà Nội không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 ước đạt 50 triệu đồng/người/năm (năm 2017 là 38 triệu, năm 2018 là 46,5 triệu). Đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang. Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, 100% trạm y tế xã có bác sĩ công tác tại trạm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn thành phố đạt 87,2%, trong đó, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tại các huyện, thị xã đạt 83,53%. Có 100% số xã kết nối Internet; hầu hết các hộ có điện thoại. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 1,81%...
Theo Chinhphu.vn