Thái Nguyên xây dựng mô hình nông thôn tiên tiến

Thứ hai, 07/03/2016 13:02
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thu hái chè ở xã Phú Cường.

Đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 40 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 32 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 65 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí. Năm 2016, toàn tỉnh có thêm 15 xã đăng ký đạt chuẩn NTM. Từ những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình Xây dựng NTM, hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang hướng đến xây dựng mô hình nông thôn tiên tiến (NTTT). Trên thực tế, mô hình NTTT dựa trên nền tảng 19 tiêu chí NTM nhằm tạo ra những bước đột phá để cải thiện chất lượng môi trường nông thôn, nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả lao động trong nông nghiệp và phát triển kinh tế.

Mô hình xã NTTT được xây dựng trên nền tảng NTM nhưng ở mức độ cao hơn, mở rộng hơn trong một số tiêu chí. Về tương lai của NTTT, các xã thực hiện sẽ có dáng dấp như một đô thị khi có những điểm văn hóa tập trung, có nền sản xuất hàng hóa tập trung gắn với liên kết "bốn nhà" tạo thành chuỗi sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn. Cùng với đó là chú trọng thực hiện nội dung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, gắn với tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn và tham gia xây dựng NTM. Tỉnh coi trọng chỉ đạo gắn xây dựng NTM với tái cấu trúc các ngành công nghiệp - xây dựng công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc nông nghiệp, thực hiện điện khí hóa, cơ giới hóa nông nghiệp và đưa công nghiệp vừa và nhỏ về nông thôn…

* Giai đoạn 2016-2020, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và du lịch, nhằm đưa các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, hướng tới nghiên cứu có tính ứng dụng cao; tăng nguồn thu và đầu tư phát triển tiềm lực.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, sẽ ưu tiên thực hiện các chương trình trọng điểm quốc gia mang đến những ứng dụng thiết thực cho vùng; ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ sinh học và công nghệ cao vào nông nghiệp. Nghiên cứu sâu về vật liệu mới, vật liệu thay thế thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng; lai tạo thành công các giống cây trồng vật nuôi có sức đề kháng cao, dễ nuôi trồng, năng suất chất lượng cao.

Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu, trường đại học trong khu vực cũng sẽ phối hợp lãnh đạo địa phương để đề ra các giải pháp cải thiện thu nhập cho các nhà nghiên cứu; khen thưởng xứng đáng và kịp thời đối với các sáng kiến, công trình mang lại hiệu quả thực tiễn cao; đơn giản hóa các thủ tục, chứng từ thanh toán để giúp các nhà khoa học có nhiều thời gian chuyên tâm hơn cho chuyên môn.

Giai đoạn 2011 - 2015, Trường đại học Cần Thơ đã chủ trì thực hiện 85 hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực, với tổng giá trị hợp đồng hơn 11,5 tỷ đồng. Trong đó có việc chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ với Công ty cổ phần An Phú Nông, Công ty Mekong; chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc trừ bệnh sinh học từ các dòng nấm Trichoderma spp với Công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang; mô hình phát triển làng nghề kết hợp du lịch tại Bạc Liêu…


Theo Nhân dân điện tử


 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)