Thuỷ điện Sơn La trước giờ G

Thứ sáu, 18/11/2005 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thuỷ điện Sơn La là dự án thuộc loại những thuỷ điện lớn trên thế giới và là một trong những công trình thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á kể cả về quy mô công suất công suất lắp máy 2.400 MW, vốn đầu tư và công tác di dân tái định cư trên 19.000 hộ dân thuộc 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Mục tiêu đầu tư của dự án không chỉ nhằm cung cấp nguồn điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần chống lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho đồng bằng bắc bộ, mà còn trực tiếp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.
Là công trình thế kỷ, cung cấp sản lượng điện lớn nhất nước ta, thuỷ điện Sơn La được đặt hy vọng sẽ góp phần quan trọng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện trong những năm tới. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu thi công sau ngày khởi công đã được hoàn thiện. Theo chủ dự án là Tổng công ty điện lực Việt Nam, mọi việc chuẩn bị cho lễ khởi công đã sẵn sàng.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.1166.99' />
Mô hình công trình thuỷ điện Sơn La
Lấp dòng sông Đà trong ngày khởi công chính là mục tiêu mà những người tham gia thi công công trình thuỷ điện Sơn La muốn đạt được. Hiện, đã có tới hơn 8.000 cán bộ công nhân viên đang gấp rút hoàn thành những công việc còn lại. Việc lấp dòng sông Đà trong ngày khởi công sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công công trình thuỷ điện vài ba năm. Chính vì vậy, mặc dù khó khăn về các giải pháp kỹ thuật, khó khăn về nhân lực, nhưng bù lại các phương tiện kỹ thuật hiện đại đã được huy động tối đa. Hiện nay chỉ còn lại công việc chính là lắp đặt hệ thống cửa van của hệ thống cống dẫn dòng. Ngày 13/11, cửa cống cho nước chảy qua hệ thống kênh dẫn dòng đã được mở, đây chính là điểm đặc biệt của công trình thuỷ điện Sơn La so với các công trình thuỷ điện khác. Hệ thống kênh dẫn dòng thi công trước chính là điều kiện quan trọng để việc lấp dòng được thực hiện ngay trong ngày khởi công. Hầu như mọi việc đều đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. Ông Lê Đình Giai, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Mường La cho biết: "Công tác di dân chuẩn bị cho giai đoạn khởi công đã đảm bảo".
Huyện Mường La, nơi được đặt hệ thống nhà máy và cũng là nơi sẽ diễn ra lễ khởi công đã thực hiện đưa những hộ dân cuối cùng ra khỏi vùng nước ngập sau ngày khởi công.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.1166.100' />
Khu tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.1166.100' />
Khu tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La
Để đảm bảo kế hoạch theo dự kiến, tỉnh Sơn La cũng như chủ dự án đã được hưởng những ưu đãi đặc biệt từ cơ chế chính sách của chính phủ, đó là những cơ chế về vốn, về kế hoạch triển khai các hạng mục công trình... Ông Vũ Đức Thìn, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam cho biết: "Khi thiết kế giai đoạn 1 chưa duyệt thì chúng tôi đã được phép triển khai một loạt các công việc chuẩn bị công trường, cho nên khi thiết kế giai đoạn 1 vừa duyệt xong thì cũng là lúc các hạng mục được phép chuẩn bị trước đã hoàn thành và chúng tôi đã sẵn sàng cho lễ khởi công".Các đơn vị thi công đã chuẩn bị hơn 800.000 m3 đất đá để phục vụ việc ngăn sông vào ngày khởi công. Nhiều công trình hạ tầng phụ trợ như đường giao thông từ thị xã Sơn La vào thuỷ điện, các cầu qua sông Đà, hệ thống cấp điện cũng đã hoàn tất. Được xếp vào công trình trọng điểm quốc gia, thuỷ điện Sơn La là dự án thuỷ điện lớn nhất Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 42.000 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2010 tổ máy đầu tiên sẽ đi vào hoạt động.

Cả nước chung tay cùng thuỷ điện Sơn La
Để xây dựng những công trình phúc lợi xã hội như trạm xá, trường học, nhà văn hoá, đường giao thông... tặng đồng bào các dân tộc 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên - những người dân nằm trong vùng dự án phải di dời, ngày 14/11, một cuộc vận động chương trình "Cả nước chung tay cùng thuỷ điện Sơn La" do Đài Truyền hình Việt Nam, báo Lao động, báo Công nghiệp thực hiện đã chính thức được phát động.Khởi động từ đầu tháng 11, cuộc vận động đã nhận được sự hưởng ứng của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, các Bộ Công nghiệp, Xây dựng, Giao thông - Vận tải và nhiều tổng công ty lớn tham gia xây dựng.Để phục vụ việc xây dựng công trình thế kỷ này, hơn 3 năm qua, hàng vạn người thợ thuỷ điện đã lao động miệt mài trên công trường; có khoảng hơn 18.000 hộ dân nằm trong vùng ngập phải di dời đến nơi ở mới, đa phần bà con đều thuộc những xã nghèo nhất nước, thiếu nước sạch để sinh hoạt, thiếu đường giao thông để đi lại, trẻ em thiếu trường học, trường mẫu giáo, nhà trẻ... Cuộc vận động này sẽ giúp chính quyền và nhân dân địa phương ổn định cuộc sống cho người dân nơi đây.

Nguồn tin: Theo VOV, ngày 16/11/2005
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)