Đô thị Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Thứ tư, 21/12/2022 14:54
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Đô thị Huế đang được sắp xếp, mở rộng đạt chuẩn đô thị loại I trực thuộc Trung ương; là đô thị giàu bản sắc, có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Kinh thành Huế nhìn từ trên cao - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề ra mục tiêu: "Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh".

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 tại Quyết định số 1261/QĐ-TTg ngày 19/10/2022, làm cơ sở để UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành lập, trình thẩm định, phê duyệt đồ án Quy hoạch, phục vụ mục tiêu thành lập thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương.

Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch này đã một lần nữa khẳng định toàn bộ tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được quy hoạch và đầu tư xây dựng như là một chỉnh thể đô thị, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với định hướng phát triển về lâu dài của tỉnh.

Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở pháp lý để tiến hành lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư hạ tầng khung, hướng đến xây dựng và phát triển đô thị một cách bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng đô thị Thừa Thiên Huế giàu bản sắc, có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Thực hiện các chủ trương trên, hiện tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung lập đồng thời 3 quy hoạch, bao gồm: Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế theo định hướng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị, đạt 100%; tỉ lệ phủ kín quy hoạch phân khu (quy hoạch chi tiết 1/2.000) so với diện tích đất xây dựng đô thị đạt khoảng 62,25%; quy hoạch chi tiết 1/500 toàn tỉnh đạt 15,4%; tỉ lệ phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn mới 100%. Tỉ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 56%. Tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch toàn tỉnh đạt 96%, trong đó, tỉ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch đạt 97,83%…

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đang lấy ý kiến về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương. Trong ảnh: Đô thị Huế ở bờ Nam sông Hương. Về phương án lựa chọn tên gọi dự kiến là TP. Huế hoặc TP. Thừa Thiên Huế - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

Hiện nay, tỉ lệ đô thị hóa toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 56% - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

Việc xây dựng, mở rộng đô thị Huế sẽ dựa trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

 

Không gian đô thị Huế sẽ từng bước mở rộng ra phía biển, dọc theo đôi bờ sông Hương - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

 

Một góc Quần thể Di tích Cố đô Huế - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

 

Tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực đưa người dân ra khỏi khu vực I Kinh thành Huế nhằm trả lại không gian cho Di sản Văn hóa thế giới - Quần thể Di tích Cố đô Huế - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

Di sản Văn hóa Huế là nguồn lực quý giá để phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế trong thời gian tới - VGP/Lê Hoàng

Nguồn: Chinhphu.vn

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)