Hà Nội: Thực hiện cơ chế giải ngân linh hoạt, không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản

Thứ sáu, 16/12/2022 15:09
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Hà Nội: Thực hiện cơ chế giải ngân linh hoạt, không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản 
Ngày 10/12, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 4969/QĐ-UBND về giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2023 của thành phố.
 

Theo quyết định, đối với các sở, ban, ngành thành phố, việc bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023, bao gồm: 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 đã được Thành phố giao; nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2022 còn dư chuyển sang; sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023 (riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%). 

Đối với các quận, huyện, thị xã, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023, bao gồm: 70% tăng thu ngân sách địa phương thực hiện năm 2022 so với dự toán năm 2022 được Thành phố giao (không kể thu tiền sử dụng đất; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; thu - từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã; thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước); 70% số tăng thu ngân sách cấp mình được hưởng (không kể thu tiền sử dụng đất, tiền đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất) trong trường hợp HĐND các quận, huyện, thị xã quyết định dự toán thu ngân sách cấp mình được hưởng cao hơn mức UBND Thành phố giao.

Bên cạnh đó, 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao; nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2022 còn dư chuyển sang; sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023. 

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương.

Đối với dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách cấp Thành phố, việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư trên cơ sở danh mục và mức vốn được giao, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định khác liên quan.

Thực hiện cơ chế thanh toán linh hoạt đối với chi phí lập quy hoạch; chuẩn bị đầu tư; bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Quyết toán hoàn thành trong tổng nguồn vốn giao cho các công tác này theo dự toán năm 2023 được duyệt, không phụ thuộc mức vốn giao của từng dự án thuộc kế hoạch đầu tư công năm 2023 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của Thành phố. Tuy nhiên, phải đảm bảo không vượt số vốn của từng dự án được xác định trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của Thành phố, đồng thời, đảm bảo điều kiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. 

Căn cứ kết quả giải ngân đến ngày 31/10/2023 và dự kiến nhu cầu vốn cả năm 2023 của các dự án, thực hiện cơ chế giải ngân linh hoạt, các chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo, đề xuất qua đầu mối Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tham mưu UBND Thành phố báo cáo HĐND Thành phố phê chuẩn kế hoạch vốn chính thức cho từng dự án, làm cơ sở tiếp tục giải ngân vốn trong những tháng cuối năm và quyết toán niên độ ngân sách theo quy định.

Nguồn: Hà Nội portal

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)