Ảnh: Thùy Chi
Nghiên cứu thị trường của Savills Việt Nam công bố ngày 28/4 cho thấy, trong quý I/2020 phân khúc căn hộ dịch vụ ở Hà Nội đã chứng kiến công suất giảm 8 điểm % theo quý và giảm 11 điểm % theo năm, xuống mức 74%. Riêng hạng A chịu tác động nặng nề nhất, giảm 13 điểm % theo quý và theo năm.
Phân khúc căn hộ dịch vụ chứng kiến công suất giảm -8 điểm % theo quý và -11 điểm % theo năm, xuống mức 74%. Hạng A chịu tác động nặng nề nhất, giảm -13 điểm % theo quý và theo năm.
Một dự án hạng A mở cửa từ đầu tháng 1 ghi nhận công suất đạt 14%, mức thấp nhất của các dự án cao cấp gia nhập thị trường trong vòng năm năm qua. Tổng cung hiện nay tăng 2% theo quý, đạt xấp xỉ 4.700 căn từ 52 dự án.
Ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam cho biết, phân khúc căn hộ dịch vụ chịu nhiều áp lực, đặc biệt sau khi khách thuê chính là người nước người đang trở về quê nhà. Những nhà đầu tư kinh doanh căn hộ mua để cho thuê cũng sẽ cạnh tranh trực tiếp trên cùng tệp khách hàng. Thị trường dự kiến sẽ mau chóng phục hồi ngay khi biên giới được mở cửa trở lại.
Mặc dù phân khúc căn hộ dịch vụ còn nhiều khó khăn, song ông Troy Griffiths nhận định có nhiều tín hiệu lạc quan, nhất là về môi trường đầu tư. Điều đó đến từ cách lãnh đạo quốc gia chủ động giải quyết khủng hoảng thúc đẩy môi trường kinh doanh sau đại dịch, nhờ đó nhu cầu thuê lâu dài cũng được phục hồi.
Trong quý I, Hà Nội thu hút được 448 triệu USD dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tương đương 12% so với Q1/2019. Vốn FDI đăng ký mới đạt 113 triệu USD, tăng 71% theo năm.
Hàn Quốc đóng góp nhiều nhất với 67 triệu USD, chiếm 59% tổng nguồn vốn. Theo sau bởi Nhật Bản với 31%, Trung Quốc với 3% và Đài Loan với 2%. Các chuyên gia châu Á tiếp tục là nguồn cầu then chốt của thị trường căn hộ dịch vụ.
Dự báo về triển vọng tương lai, ông Troy Griffiths cho hay, Hà Nội có 700 căn dịch vụ đang trong giai đoạn hoàn thiện, sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020. Từ năm 2022 trở đi, 4 dự án lớn sẽ cung cấp hơn 200 căn/dự án, phần lớn tập trung tại quận Tây Hồ.