Việt Nam - Nhật Bản bàn giải pháp bảo tồn, phát triển nhà ở trong khu phố cổ Hà Nội

Thứ tư, 29/07/2015 07:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngày (27-7), Ban Quản lý phố cổ Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc của Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức “Thảo luận nhóm nghiên cứu giải pháp định hướng công tác bảo tồn, phát triển nhà ở trong khu phố cổ đến 2030 tầm nhìn 2050” trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam – Nhật Bản thông qua dự án “House Vision Vietnam – Nhật Bản 2015”.

Dự án "House Vision" từng nổi tiếng tại Nhật Bản

Chương trình hợp tác quốc tế Việt Nam – Nhật Bản thông qua dự án “House Vision Vietnam 2015” đề xuất việc thành lập Nhóm nghiên cứu giải pháp định hướng bảo tồn, phát triển nhà ở trong Khu phố cổ Hà Nội đến năm 20130, tầm nhìn 20150. Chương trình hợp tác nhằm mục tiêu đánh giá các yếu tố liên quan đến không gian ở như: cộng đồng, đất đai, dân cư, các công trình xây dựng trong Khu phố cổ Hà Nội.

Từ đó, nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng ở trong Khu phố cổ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Khu phố cổ; sử dụng nhà ở trong Khu phố cổ để giới thiệu bạn bè quốc tế một “đặc sản” của Hà Nội, đồng thời gợi nhu cầu sáng tạo các KTS, các nhà nghiên cứu để xây dựng Khu phố cổ trong tương lai; nghiên cứu những công nghệ mới, vật liệu mới tích hợp trong không gian ở khu phố cổ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong buổi thảo luận, KTS Nhạt Bản Sadao Tsuchiya – Trưởng Ban điều phối chương trình “Dự án House Vision” châu Á đã trình bày những mô hình nhà ở cấp tiến phù hợp với phố cổ Hà Nội, và đã được áp dụng thành công tại Tokyo, Nhật Bản, trở thành một trong những giải pháp có tiếng vang tại Nhật Bản.

Các chuyên gia thảo luận trong cuộc tọa đàm diễn ra tại ngày 27-7

Theo KTS Sadao Tsuchiya, ưu điểm của “Dự án House Vision” là hướng tới việc xây dựng nhà ở phong cách mới, mà ở đó mọi vật liệu xây dựng, nội thất đều mang tính chia sẻ không gian sống với con người. Ở trong một diện tích nhỏ hẹp, nhưng những các nguyên vật liệu xây dựng được thiết kế thân thiện với con người và có thể mang tính đa chức năng để con người có thể dễ dàng sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, cải thiện được tối ưu vấn đề diện tích, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố vệ sinh, môi trường và an toàn cho sức khỏe của con người.

Ví dụ như, một chiếc bàn có thể vừa là nơi làm việc, vừa là nơi chế biến thức ăn; bồn tắm được đặt ở vị trí có thể giúp con người thư giãn, xem tivi; hay một chiếc bồn cầu được đặt ở một không gian có nhiều cây cối… Chính giải pháp của “Dự án House Vision” có thể biến một phòng ở 12m2 đầy đủ tiện tích như giường ngủ, bồn tắm, gian bếp, nơi làm việc… một cách hiệu quả với nhu cầu của con người.

KTS Sadao Tsuchiya cho biết, “Dự án House Vision” đã rất thành công khi áp dụng tại Nhật Bản – quốc gia cũng rất hạn chế về diện tích ở. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển dự án tại nhiều quốc gia châu Á khác là Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam.

Cách đây 13 năm, dự án “Dự án House Vision” cũng đã được giới thiệu tại Việt Nam và đã được nhiều KTS của Việt Nam thử nghiệm trong khuôn khổ trường ĐH Xây dựng, Hà Nội. Vì tính chất của phố của Hà Nội có sự khác biệt với những phức tạp của mật độ dân cư, sự thay đổi hiện đại hóa chóng mặt, lại thêm có nhiều di tích văn hóa, lịch sử nên việc áp dụng dự án thời điểm đó chưa khả thi.

Thời điểm hiện tại, khi vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị khu phố cổ được đặt ra cấp thiết, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Tạp chí Kiến trúc Hà Nội tiếp tục phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản của “Dự án House Vision” để triển khai Dự án “Nghiên cứu Nhà ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050” gồm nhiều hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, triển lãm, hội thảo giữa các chuyên gia Nhật và các KTS Việt Nam nhằm đề xuất các ý tưởng trong việc xây dựng, phát triển nhà ở Việt Nam trong tương lai.

Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể di sản đô thị có giá trị lịch sử tiêu biểu cho quá trình hình thành và phát triển của Thủ đô Hà Nội. Với diện tích 82ha, khu phố cổ Hà Nội là nơi có mật độ công trình di tích cao nhất nước (121 di tích), tập trung dân cư đông đúc với nhiều hoạt động sống như: phố nghề, phố chuyên doanh, các lễ hội, sinh hoạt đời sống, văn hóa ẩm thực. Trải qua hơn 1000 năm lịch sử thì khu phố cổ Hà Nội vẫn luôn là khu vực trung tâm kinh tế, văn hóa, lịch sử, du lịch của Thủ đô.

Từ nhiều năm nay, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị của phố cổ Hà Nội luôn được bàn đến. Đã có rất nhiều cuộc hội thảo do UBND Quận Hoàn Kiếm, BQL phố cổ, các nhà khoa học, lịch sử, kiến trúc diễn ra nhằm đưa ra những giải pháp thiết yếu nhất cho việc bảo tồn, phát huy nhà ở của khu phố cổ Hà Nội để vừa đảm bảo vấn đề bảo tồn vừa đảm bảo yếu tố dân sinh. Tuy nhiên, vấn đề này đến nay vẫn đang là sự thách thức đối với những người có thẩm quyền và chuyên môn bởi tính chất của phố cổ Hà Nội khác rất nhiều so với nhiều khu phố cổ khác.


Theo Hà Nội mới

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)