Trước khi Nghị quyết 02 được ban hành, nhiều cuộc hội thảo nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đã được tổ chức, đặc biệt là hai cuộc làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hai địa phương đang tồn kho hàng chục nghìn căn hộ chung cư, nhà ở thương mại, trong các ngày 18-19/12/2012.
Tại hai cuộc làm việc này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu phải đặc biệt lưu ý vào công tác rà soát lại quy hoạch, phát triển thị trường nhà ở theo hướng có cơ cấu hợp lý, quan tâm tập trung nguồn lực để tiếp tục phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công, nhà ở công nhân, sinh viên, cán bộ công chức…
Từ làm ấm thị trường
Nghị quyết 02 nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ dành từ 20.000 – 40.000 tỷ đồng với thời hạn tối đa 10 năm để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại nhà nước cho vay mua nhà.
Đồng thời, các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước) để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng; và cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.
Trong quý I/2013, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành, hướng dẫn Quy chế cho vay các đối tượng trên để đảm bảo sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các khoản tín dụng này.
“Theo một số chuyên gia, đa phần người làm công ăn lương không thể có tiền một lần để mua nhà, mà phải tích cóp, trả góp trong vòng 10-15 năm. Vì vậy việc cho vay lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phùCác Bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu để sớm hình thành các định chế tài chính mới như: Quỹ Tiết kiệm nhà ở, Quỹ Đầu tư bất động sản, Cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở, tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường bất động sản”- Nghị quyết 02 nêu rõ. |
hợp nêu trong Nghị quyết 02 là điều đáng quý với người có nhu cầu thật mua nhà.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Min cho rằng nhiều người có tiền vẫn mang tâm lý chờ giá giảm thêm, nhưng khi thấy Chính phủ đã có định hướng rõ nét về thị trường này thì họ có thể quay trở lại. Dù số tiền hỗ trợ lãi suất không lớn và hướng trực tiếp vào những dự án phân khúc trung bình, nhưng động thái này sẽ kích thích toàn bộ thị trường ở tất cả các phân khúc.
Còn trong cuộc đối thoại với doanh nghiệp bất động sản, ngày 24/12/2012, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội một mặt, giúp cân đối cung cầu trên thị trường, đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân thu nhập thấp, mặt khác giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản, dần làm thị trường ấm lên, từ đó giải quyết được nợ xấu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, về lâu dài, phát triển nhà ở xã hội là giải pháp để hạ giá nhà về giá trị thực, đồng thời là góp phần quan trọng vào bảo đảm an sinh xã hội, vốn là một trong sáu vấn đề được nêu lên trong thông điệp đầu năm 2013 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đến nhiều giải pháp căn cơ
Không dừng lại ở việc cho người thu nhập thấp vay tiền mua nhà, Nghị quyết 02 đã lựa chọn những nhóm giải pháp căn bản, hiệu quả tác động lớn có thể triển khai được ngay, từ kiến nghị của các địa phương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, doanh nghiệp bất động sản...
Cụ thể, các địa phuơng có tồn kho sản phẩm bất động sản lớn hạn chế tối đa sử dụng nguồn từ ngân sách để đầu tư, xây dựng mới nhà ở tái định cư mà dùng nguồn vốn này và các nguồn tài chính hợp pháp khác để mua lại các dự án nhà ở thương mại phù hợp, phục vụ nhu cầu tái định cư, làm nhà ở xã hội để cho thuê hoặc cho thuê mua cho các đối tượng chính sách: Người thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động.
Bộ Tài chính tính toán, báo cáo Chính phủ hỗ trợ ứng trước một phần ngân sách cho địa phương giải quyết nhu cầu này.
Chính phủ giao Bộ Xây dựng hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường quản lý nhà nước, kiểm soát có hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển nhà ở, giá bất động sản bảo đảm cân đối cung cầu, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, nhu cầu của thị trường.
Đồng thời, rà soát, phân loại các dự án phát triển nhà ở được tiếp tục thực hiện, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở, chuyển đổi sang phát triển nhà ở xã hội cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và nguồn lực xã hội.
Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đặc biệt là giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho, thi công dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường, thủ tục chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội để cho thuê hoặc cho thuê mua cho các đối tượng chính sách: người thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, sinh viên và làm các công trình dịch vụ như: Bệnh viện, trường học, khách sạn, dịch vụ thương mại đang có nhu cầu nhưng phải phù hợp quy hoạch và điều kiện cơ sở hạ tầng.
Bộ Xây dựng được giao hướng dẫn các doanh nghiệp bất động sản chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp, như: giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa cho phù hợp với khả năng chi trả của thị trường; áp dụng các phương thức bán hàng linh hoạt, khuyến khích chuyển sang hình thức cho thuê, thuê mua;chuyển sang nhà ở xã hội; sử dụng đúng mục đích các khoản vay và huy động vốn từ khách hàng thực hiện công khai; minh bạch, đúng cam kết tiến độ, tạo niềm tin với khách hàng.
Theo : chinhphu.vn