Việt Nam vẫn là thị trường thu hút đầu tư ngành Bất động sản, Du lịch

Thứ tư, 21/11/2012 07:50
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Nền kinh tế chính trị ổn định, việc phát triển cơ sở hạ tầng luôn được cải thiện, hành lang pháp lýthay đổi phù hợp, thì Việt Nam sẽ là một môi trường thân thiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, vốn chiếm đến 10% tổng giá trị GDP của cả nước. Đó là đánh giá của các công ty tư vấn, nghiên cứu và đầu tư về bất động sản (BĐS) có uy tín trên thế giới, trong buối hội thảo diễn ra vào sáng ngày 15/11 tại TP.HCM do Irving Semina & Training tổ chức.

Toàn cảnh hội thảo

Theo ông Kenneth Atkinson, Tổng giám đốc của Công ty Khảo sát Đầu tư Tư nhân Grant Thornton – một công ty chuyên tư vấn, nghiên cứu và quản lý đầu tư, thì mặc dù 2 năm qua tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ dừng ở mức 5% nhưngđây vẫn là một trong những nền kinh tế đứng đầu các thị trường đầu tư tiềm năng nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới trong 10 năm qua, với mức tăng trưởng trung bình 7,8 %.

Trong bài phát biểu của mình, ông Kenneth phân tích những nguyên nhân cụ thể làm ảnh hưởng đến phát triển du lịch Việt Nam trong đó có phát triển BĐS du lịch, bởi theo ông thì so với các thị trường khác như Banglades, Ấn Độ và một vài nước trong khu vực như Lào, Cambodia… thì tiền lương cho nhân công của Việt Nam còn thấp, số lượng lao động dồi dào và trẻ hóa, trong khi đó các ngành xuất khẩu chính của Việt Nam cần nhiều lao động như dệt may, giày dép, thủy sản, dầu thô…. Tuy nhiên, điều quan trọng là trình độ chuyên môn và tay nghề của lao động Việt Nam chưa đáp ứng được với nhu cầu đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài.

Riệng trong lĩnh vực du lịch, năm 2011 Việt Nam thu được 130 nghìn tỷ, đưa tổng giá trị đóng góp của nghành du lịch cho GDP là 246,814 tỷ đồng, chiếm 10% GDP cả nước và dự kiến con số này sẽ tăng trưởng tối đa vào cuối năm 2012 khoảng 5,3%. Có được kết quả đó là do cố gắng của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua, với nhiều biện pháp để duy trì tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô, như mức độ lãi suất vay từ 22%/năm đã giảm xuống 12%/năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng lên cao đột biến nhưng cũng đã được cải thiện. Bên cạnh đó, thì thủ tục pháp lý, các văn bản về thu hút đầu tư cũng không ngừng được Chính phủ Việt Nam quan tâm. Trong đó việc các nhà đầu tư có thể mua 100% vốn hoặc cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực không bị điều tiêt. Tất cả những yếu tố đó góp phần đưa Việt Nam trở thành mộ môi trường đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực và trở thành điểm đến cho loại hình du lịch MICE (Hội họp, khen thưởng, hội thảo và triển lãm), đồng thời hướng tới quảng bá tại các thị trường có nhiều tiềm lực tiêu dùng mạnh như Châu Âu và Bắc Mỹ…

Theo ông Deniss Tan, Tổng Giám đốc Tập đoàn Evely Group chuyên về đầu tư, quản lý khách sạn của Malaysia nhận định, kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng, môi trường hạ tầng cũng đang được cải thiện, các hãng máy bay giá rẻ đã không ngừng xuât hiện tại Việt Nam trong thời gian qua, các văn bản pháp lý cũng đã có nhiều thay đổi phù hợp. Tuy nhiên, để làm tốt các công các tác hoạt động thu hút nhằm phát triển du lịch và tương xứng với tiềm năng thì Chính phủ Việt Nam cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện, có các đường cao tốc xuyên quốc gia, thậm chí xuyên lục đia như Singapore, Ấn Độ... và các doanh nghiệp Việt Nam cần có một hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn toàn cầu, đạo tạo được đội ngũ có chuyên môn và đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư đền từ nước ngoài và cũng theo ông thì nền kinh tế phát triển theo chu kỳ, nên hiện nay khi kinh tế giảm xuống, cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước, cũng như nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt cơ hội và sẽ tăng trưởng trở lại trong thời gian tới.

Còn ông Raymond Clement, Giám đốc điều hành cho khối tư vấn khách sạn cùa Savills khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cho biết. hiện nay các nước trong khu vực châu Á như Hong Kong, Singapore, Nhật, Indonesia, Việt Nam... vẫn đang thu hút mạnh khách du lịch đền nghỉ ngơi và tham quan. Riêng tại Việt Nam cũng đã có các nhà điều hành khách sạn lớn và có uy tín như Eastin Hotel & Residences, ACCOR và các thương hiệu khách sạn như GTC-HANOi, Ibis, Pullman… tham gia vào thị trường Việt Nam trong thời gian vừa qua, vì vậy, giá trị đầu tư những tháng còn lại của năm 2012 sẽ tiếp tục được tăng trưởng.

Bên cạnh những thuận lợi và nỗ lực của Chính phủ, hiện nay Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Cụ thể là cần phải chú trọng để phát triển những thị trường, phát triển sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam, phát triển đổng bộ cơ sở hạ tầng, rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính... Cộng với tiêu cực của tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất bất ổn và sự biến động của tỷ giá, thêm vào đó là nạn tham nhũng… cũng là một rào cản rất lớn, làm giảm lòng tin và gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn vào Việt Nam để kinh doanh. Nếu làm tốt được các vấn đề trên thì kinh tế Việt Nam nói riêng và ngành du lịch Việt Nam sẽ phát triển ổn định và bền vững.

Theo : congluan.vn

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)