Phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội

Thứ ba, 22/04/2014 07:08
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Ảnh minh họa

Mục tiêu quy hoạch nhằm hoạch định quy mô, tiến độ đầu tư cụ thể cho các giai đoạn đến năm 2020, giai đoạn 2020 - 2030 và giai đoạn sau 2030 đảm bảo tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, phù hợp với nhu cầu vận tải, khả năng nguồn lực.

Bên cạnh đó, phân chia thành các đoạn tuyến theo địa giới hành chính các tỉnh, thành phố làm cơ sở cho việc triển khai lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tư; làm cơ sở để xác định mốc quy hoạch của đường Vành đai 5 để địa phương triển khai các quy hoạch khác có liên quan.

Đường Vành đai 5 quy hoạch đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Hòa Bình; Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Trong đó, đoạn qua thành phố Hà Nội dài khoảng 48 km; qua tỉnh Hòa Bình 35,4 km; qua tỉnh Hà Nam 35,3 km; qua tỉnh Thái Bình 28,5 km; qua tỉnh Hải Dương 52,7 km; qua tỉnh Bắc Giang 51,3 km; qua tỉnh Thái Nguyên 28,9 km, qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc 51,5 km.

Tổng chiều dài toàn tuyến đường Vành đai 5 khoảng 331,5 km (không bao gồm khoảng 41 km đi trùng các đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai và quốc lộ 3).

Đường Vành đai 5 chính tuyến có đường gom, đường song hành, quy mô 4 ÷ 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 25,5 ÷ 33,0 m cho các đoạn Sơn Tây - Phủ Lý (từ đường Hồ Chí Minh đến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình) và Phủ Lý - Bắc Giang (từ cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn) thuộc địa phận thành phố Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương và Bắc Giang; tiêu chuẩn đường ô tô cấp II, quy mô 4 ÷ 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 22,5 ÷ 32,5 m cho các đoạn Bắc Giang - Thái Nguyên (từ đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên) và đoạn Thái Nguyên - Vĩnh Phúc - Sơn Tây (từ đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến đường Hồ Chí Minh) thuộc địa phận các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội (đoạn qua thị xã Sơn Tây).

Nhu cầu vốn đầu tư đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội khoảng 85.561 tỷ đồng (tính theo giá năm 2013).

Về tiến độ thực hiện, giai đoạn trước năm 2020, thông toàn tuyến đường Vành đai 5 theo các quốc lộ hiện hữu. Xây dựng một số đoạn tuyến mới có nhu cầu từ 2 ÷ 4 làn xe; giai đoạn 2020 - 2030, xây dựng toàn tuyến theo quy mô quy hoạch của đường Vành đai 5 đạt tối thiểu 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc và quốc lộ; giai đoạn ngoài 2030, xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô quy hoạch.

Tiến độ xây dựng của từng dự án thành phần sẽ được điều chỉnh phù hợp theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trong từng giai đoạn.

Theo : chinhphu.vn

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)