Từ nay đến 2020, 70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạtnông thôn phát sinh phải được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môitrường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng.
Từ nay đến 2015, 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh phải được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng. Ảnh minh họa
Cũng theo Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ 2011-2015, 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh phải được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng. Đến năm 2020 các chỉ tiêu này lần lượt là 90% và 85%.
Từ 2016-2020, 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại; 100% tổng lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, Nhà nước sẽ có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai (miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng), thuế, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào công trình (đường giao thông, năng lượng, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc), hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn, hỗ trợ đào tạo lao động và vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được áp dụng theo quy định hiện hành.
Quyết định nêu rõ, ưu tiên theo vùng, miền các dự án được lựa chọn xây dựng như sau: Các địa phương là trung tâm vùng; khu du lịch; các địa phương có công trình xử lý chất thải rắn có tính chất vùng theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị ngập lụt; các địa phương đang sử sụng bãi chôn lấp không hợp vệ sinh và chưa có các dự án đầu tư hoặc bãi chôn lấp đã hết hạn sử dụng và không mở rộng quy mô.