Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050

Thứ tư, 18/11/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Hôm qua 17/11, tập thể UBND TP đã nghe và cho ý kiến vào dự thảo đề án “Chiếnlượcphát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050”. Chủ tịchUBND TP Nguyễn Thế Thảo chủ trì phiên họp.

Mục tiêu của đề án là xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 hiện đại, văn minh, thực hiện tốt các chức năng quan trọng đã được Bộ Chính trị, Chính phủ giao bằng những Nghị quyết, Quyết định trong những năm qua; đồng thời xây dựng được cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại, môi trường bền vững; trung tâm sáng tạo quốc gia với hệ thống cơ sở văn hóa, GD- ĐT, khoa học - công nghệ, y tế, TDTT hàng đầu cả nước. Người Hà Nội văn minh, thanh lịch và hiếu khách, tiêu biểu cho trí tuệ và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc…

Theo nghiên cứu của Ban soạn thảo đề án, dự báo 10 năm tới, dân số Hà Nội khoảng gần 8 triệu người, đến năm 2030 khoảng 9,5- 10 triệu người. Về kinh tế, thực hiện tái cơ cấu để nâng cao sức cạnh tranh và trở thành động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của cả nước và là một trong những trung tâm kinh tế và dịch vụ lớn của khu vực. Trong đó, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn, có sức cạnh tranh; Công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và thân thiện môi trường; phát triển nông thôn và nền nông nghiệp sinh thái theo hướng hiện đại và hiệu quả…

Một trong những chỉ tiêu đặt ra là, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 9% - 10% (2011- 2020), tương ứng thu nhập GDP bình quân đầu người tăng 2,6 đến 2,8 lần so với hiện nay, đạt từ 5300 USD đến 5.500 USD; tăng trưởng 8% - 9% (2030) thì thu nhập người dân tăng 2,3 đến 2,5 lần, đạt từ 11.000 đến 12.000 USD/người/năm; đóng góp từ 18% đến 18,5% vào GDP cả nước; tỉ lệ hộ nghèo dưới 1%, 80% dân số được tham gia bảo hiểm xã hội, 100% BHYT, mỗi năm giải quyết khoảng 13 vạn lao động, trong đó 85% - 90% lao động qua đào tạo. Đời sống người dân bảo đảm, 100% có nhà ở, điện thoại và các tiện nghi sinh hoạt cần thiết; 80% sử dụng internet. Thành phố hình thành chuỗi đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh, tỉ lệ đô thị hóa đạt 65- 70%, diện tích cây xanh đạt 14 - 15m2/người; môi trường được kiểm soát 100% nước thải (công nghiệp, sinh hoạt) được xử lý….

Để thực hiện mục tiêu trên, đề án nhấn mạnh, cần có bước đột phá chiến lược, như xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông đô thị, khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực: quy hoạch, tư vấn thiết kế, quản lý, khoa học công nghệ, doanh nhân, công nhân trình độ cao…

Nhiều ý kiến bổ sung vào đề án, tập trung các giải pháp, khai thác tiềm năng, nguồn lực; cần tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn; quản lý xã hội, dân nhập cư; quốc phòng an ninh, đặc biệt là văn hóa đặc trưng Thủ đô.

Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo ghi nhận những nỗ lực của Ban soạn thảo và nhấn mạnh, việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với tầm nhìn hàng chục năm tới là rất quan trọng. Tuy nhiên, theo Chủ tịch yếu tố quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu trên, là phải xây dựng nguồn nhân lực, trong đó là xây dựng văn hóa người Hà Nội, bao gồm các tiêu chí, là có thể chất tốt, sống có lý tưởng, đạo đức lối sống lành mạnh, ứng xử văn minh, thanh lịch; khát khao vươn lên học tập, không ngừng sáng tạo; ý thức cộng đồng và trách nhiệm xã hội… để xây dựng một nền kinh tế tri thức. Về những nội dung liên quan, cần gắn với định hướng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội của Chính phủ, Luật Thủ đô đang xúc tiến nghiên cứu thực hiện.

Chủ tịch yêu cầu các sở, ngành hữu quan căn cứ vào nhiệm vụ của đơn vị mình tiếp tục đề xuất, trong đó tập trung mạnh vào các giải pháp để đẩy nhanh những tiến độ các đề án phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị…


Theo KTĐT

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)