Về việc thiết kế công trình chịu động đất với cấp dẻo thấp:
Trong lời nói đầu và Điều 3.2.1. (4) của tiêu chuẩn TCVN 9386:2012 quy định trường hợp động đất yếu là trường hợp khi giá trị gia tốc nền thiết kế ag trên nền loại A không lớn hơn 0,08g. Vì vậy, nếu công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 9386:2012 thì phải tuân thủ điều khoản này.
Ở đây, giá trị gia tốc nền thiết kế được tính theo công thức , nghĩa là giá trị gia tốc nền thiết kế đã kể đến hệ số tầm quan trọng của công trình. Trong đó, agR là trị số gia tốc nền tham chiếu trên nền loại A, tương ứng với công trình cấp III, II, I. Hệ số tầm quan trọng trong TCVN 9386:2012 khác với EN 1998-1 : 2004 vì tiêu chuẩn EN 1998-1 : 2004 quy định tương ứng với công trình cấp I, II, III và IV.
Vì vậy, giá trị gia tốc nền giới hạn cho trường hợp động đất yếu trên nền đá gốc là ag ≤ 0,08g.
Trường hợp mà Công ty ACONS hỏi, cụ thể là công trình cấp I nằm tại thành phố Hồ Chí Minh, có gia tốc nền thiết kế ag trên nền loại A từ 0,0876g đến 0,1070g thì không thuộc trường hợp động đất yếu (ag ≤ 0,08g) theo quy định trong TCVN 9386:2012. Vì vậy, đối với các công trình này thì thiết kế với cấp dẻo trung bình DCM là thích hợp với quy định của TCVN 9386:2012.
Tiêu chuẩn của Anh và TCVN 9386:2012 của Việt Nam đều được biên soạn theo tiêu chuẩn châu Âu Eurocode 8, theo đó các quốc gia phải xây dựng các phụ lục quốc gia riêng, hiện nay Việt Nam đã có Phụ lục quốc gia tại TCVN 9386:2012 và phải áp dụng Phụ lục quốc gia của Việt Nam.
Về việc trong các cột kháng chấn chính, giá trị của lực dọc thiết kế quy đổi vd không được vượt quá 0,65:
Theo TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động, Điều 2.3.6 thì tải trọng động đất thuộc loại tải trọng đặc biệt. Vì vậy, hệ số có thể sử dụng giá trị khi tính toán với tổ hợp tải trọng đặc biệt theo tiêu chuẩn EN 1992-1, Bảng 2.1N,.
Vì vậy, Công ty ACONS lựa chọn giá trị trong thiết kế là hợp lý. Còn trị số cũng có thể sử dụng được, an toàn hơn nhưng tốn kém hơn.
Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 367/BXD-KHCN.