Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Bộ Xây dựng đã giao cho Viện Khoa học Công nghệ xây dựng chuyển dịch tài liệu EN 12390 "Testing hardened concrete" sang TCVN ...: 2009 - "Phương pháp thí nghiệm bê tông".
Ngày 29/7/2009, tại Bộ Xây dựng, Hội đồng KHCN chuyên ngành đã tiến hành nghiệm thu tiêu chuẩn "Phương pháp thí nghiệm bê tông" do TS. Hoàng Minh Đức thuộc Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng chủ trì thực hiện.
Tiêu chuẩn EN 12390 là tiêu chuẩn phương pháp thí nghiệm bê tông, gồm 9 phần:
- Phần 1: Hình dạng, kích thước và các yêu cầu khác đối với mẫu và khuôn đúc mẫu"
- Phần 2: Chế tạo và bảo dưỡng mẫu thí nghiệm xác định cường độ"
- Phần 3: Thí nghiệm xác định cường độ chịu nén"
- Phần 4: Yêu cầu kỹ thuật đối với máy nén".
- Phần 5: Thí nghiệm xác định cường độ chịu kéo khi uốn".
- Phần 6: Thí nghiệm xác định cường độ chịu kéo khi bửa".
- Phần 7: Thí nghiệm xác định khối lượng thể tích".
- Phần 8: Thí nghiệm xác định chiều sâu nước thấm dưới áp lực".
- Phần 9: Thí nghiệm xác định độ bền băng giá - Tổn thất khối lượng".
Để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống, phương pháp thực hiện của đề tài là bám sát nội dung và được trình bày giống như tiêu chuẩn gốc.
Để áp dụng tiêu chuẩn châu Âu vào điều kiện Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã cố gắng chuyển dịch tiêu chuẩn này cho tương thích với thực tiễn Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế nhằm giúp các nhà sản xuất, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nhanh chóng tiếp cận hệ thống Eurocode.
Sau khi hoàn chỉnh và ban hành tiêu chuẩn chuẩn “Phương pháp thí nghiệm bê tông ” sẽ giúp các nhà tư vấn, các nhà sản xuất và các nhà thi công có một tiêu chuẩn hướng dẫn hoàn chỉnh và thống nhất.
Hội đồng Khoa học công nghệ chuyên ngành Bộ Xây dựng đã đánh giá đề tài xếp loại khá.
Minh Tâm