Mục tiêu cải cách hành chính đến năm 2025:
Cải cách thể chế: Cơ bản hoàn thiện thể chế mà trọng tâm là thể chế về tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh; tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng chính quyền điện tử và tận dụng tối đa những lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại.
Cải cách thủ tục hành chính: Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng của về giải quyết thủ tục hành chính, trong đó, lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%; Đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định và cắt giảm tối thiểu 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; hoàn thành việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính luân chuyển trong nội bộ bằng phương thức điện tử; tối thiểu 80% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên; 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó.
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Tối thiểu 90% người dân, tổ chức hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, trong đó mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ cung cấp y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 85%.
Giảm tối thiểu 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh so với năm 2021; giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.
Tiếp tục sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định; chuyển đổi 02 đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện thành công ty cổ phần và 100% cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh hoàn thành việc bố trí, sắp xếp kiện toàn số lượng cấp phó của cơ quan, đơn vị bảo đảm theo đúng quy định;
Cải cách chế độ công vụ: Xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài; chuyển đổi việc quản lý hồ sơ giấy sang quản lý hồ sơ điện tử trên phần mềm quản lý hồ sơ điện tử; cán bộ, công chức, viên chức được bố trí đúng quy định vị trí việc làm; 100% cán bộ lãnh đạo quản lý từ cấp phòng được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để đảm bảo tiêu chuẩn theo đúng vị trí việc làm và 60% cán bộ, công chức, viên chức được thăng hạng, nâng ngạch theo đúng vị trí việc làm.
Cải cách tài chính công: Tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, nếu có đủ điều kiện, hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.
Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số: Chỉ số về kết quả đánh giá chuyển đổi số của tỉnh Bắc Giang trong nhóm 15 địa phương dẫn đầu cả nước. Trên 95% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 85% đối với cấp huyện và 65% đối với cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc bí mật nhà nước); trên 60% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;
100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội trên Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia; 100% cơ sở dữ liệu (CSDL) tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số của tỉnh được kết nối, chia sẻ; mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.
Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 100% hộ gia đình, 100% đơn vị hành chính cấp xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; 100% người dân có nhu cầu, đủ điều kiện có tài khoản thanh toán điện tử.
Xây dựng 02 đô thị theo hướng đô thị thông minh tại thành phố Bắc Giang và huyện Việt Yên.
Mục tiêu cải cách hành chính trên đến năm 2030:
Cải cách thể chế: Hoàn thiện toàn diện các nội dung thể chế trong giai đoạn 2021-2025.
Cải cách thủ tục hành chính: Tối thiểu 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính, trong đó, lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 90%.
100% thủ tục hành chính, có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên; tối thiểu 90% thủ tục hành chính có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4 với tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 đạt tối thiểu 80%.
90% số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Tối thiểu 95% người dân, tổ chức hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt và mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ cung cấp y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 90%.
Sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng tinh gọn, hiệu quả; giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025.
Cải cách chế độ công vụ: Từ 25-35% số lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành, UBND cấp huyện và tương đương; 80% số lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước có đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế; 100% cán bộ, công chức, viên chức được thăng hạng, nâng ngạch theo đúng vị trí việc làm; 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hóa về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc. Riêng Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã có trình độ từ Trung cấp trở lên.
Cải cách tài chính công: Giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021-2025.
Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số: 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
100% cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, cấp huyện và trên 80% đối với cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc bí mật nhà nước).
Trên 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
Xây dựng thành công nền tảng đô thị thông minh tại thành phố Bắc Giang và huyện Việt Yên. Thành phố Bắc Giang đứng đầu các thành phố thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc trong việc xây dựng thành phố thông minh.
Nhiệm vụ, giải pháp cải cách hành chính
Để đạt mục tiêu đặt ra, UBND tỉnh cũng đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cho từng nội dụng cải cách hành chính theo từng giai đoạn đó là: (1) tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện cải cách hành chính từ UBND, Chủ tịch UBND tỉnh đến các Sở, ngành, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã; (2) đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp và xã hội; (3) Bố trí đủ nguồn tài chính và nhân lực cho cải cách hành chính; (4) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với tạo động lực cải cách trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; (5) Đổi mới phương pháp theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; thường xuyên đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức; (6) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin truyền thông, công nghệ số trong hoạt động của cơ quan hành chính nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính.
Tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra
Tại Kế hoạch, UBND tỉnh cũng giao Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, UBND các huyện, thành phố căn cứ điều kiện cụ thể, các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 5 năm hoặc cả giai đoạn 2021-2030 để tổ chức thực hiện, đảm bảo đúng lộ trình cải cách của tỉnh và của Chính phủ.
Sở Nội vụ là cơ quan thường trực tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; Văn phòng UBND tỉnh triển khai nội dung cải cách thủ tục hành chính; Sở Nội vụ triển khai nội dung cải cách thể chế; Sở Tài chính triển khai cải cách thể chế; Sở Thông tin và Truyền Thông triển khai nội dung phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; các Sở, ban, ngành có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ để triển khai Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh.
UBND tỉnh cung giao các cơ quan, thông tấn báo chí đẩy mạnh truyền thông công tác cải cách hành chính của tỉnh, nhằm giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn các nội dung công tác cải cách hành chính; tiếp nhận ý kiến phản hồi của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức về cải cách hành chính của tỉnh Bắc Giang.
Trước mắt trong 10 năm tới, UBND tỉnh đặt trọng tâm vào cải cách thể chế xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cải cách chính sách tiền lương và xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.