Biệt thự gốc cây đại ngàn một thể nghiệm sáng tạo kiến trúc

Thứ ba, 22/07/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
KTS. Trần Công Thanh Tại thành phố Đà Lạt có một chỗ hấp dẫn khách du lịch người nước ngoài, đó là khu “Biệt thự hằng Nga” của nữ kiến trúc sư Đặng Việt Nga, mà người dân Đà Lạt gọi là “Khu nhà quái dị”, nằm tại số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng, cách hồ Xuân Hương về phía tây nam khoảng một cây số ảnh 1.

Khi đi tham quan “Khu nhà quái dị” còn có tên “The Crazy House”, tôi hỏi một số khách du lịch người úc, Pháp, Đài Loan, Malaysia về cảm nghĩ của họ đối với lối kiến trúc “Khu nhà quái dị”. Họ đều trả lời là rất mới lạ và thích thú. Và cho biết thêm, “Khu nhà quái dị” của Đà Lạt đã được một số Công ty du lịch nước ngoài quảng bá rộng rãi. Chẳng hạn như sách hướng dẫn du lịch LE GUIDE DU ROUTARD VIETNAM của Pháp năm 1995-1996, viết: “Nhà nghỉ hằng nga” là khách sạn khác thường nhất, hoang tưởng nhất ở Việt Nam, nếu không nói là cả vùng đông nam Châu Á.


' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.15011.1644' />
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.15011.1644' />

Đây là nơi tuyệt diệu mà bạn không thể không đến thăm cho dù không ngủ đêm ở đó. Đó là ngôi nhà do bà Đặng Việt Nga sáng tạo ra. Bà thiết kế khu vườn như một bảo tàng thiên nhiên huyền ảo. Nơi cổng vào, một con hưu cao cổ bằng bê tông đứng nhìn một gốc cây cũng bằng bê tông với những căn phòng cách điệu đặt trong lòng. Trên ngọn cây bà mở một quầy rượu, người ngồi có thể nhìn bao quát xung quanh. Dưới tán cây là phòng ở của chúa sơn lâm với rèm cửa mầu hồng. Cạnh đấy là ngôi nhà hạnh phúc, kiến trúc bằng gỗ, dành cho cặp vợ chồng đi hưởng tuần trăng mật. Khắp đó đây trong vườn là những công trình kiến trúc mộc mạc theo phong cách của Schtroumphi, những chú lùn, những mẫu hình thực vật, những gốc nấm khổng lồ. Người ta có cảm tưởng như đang đứng trước những công trình kiến trúc theo trường phái California khắc chế mọi hình thức khuôn phép. Người ta khám phá ở ngôi nhà nghỉ khó tưởng tượng này một khu bảo tàng lộ thiên của nghệ thuật hiện đại”. Hoặc như cuốn sách hướng dẫn tới các điểm du lịch mới nhất trên thế giới THE ADVENTUROUS, UP-TO-THE MINUTE GUIDE TO THE WORLD’S NETWEST TOURIST DESTINATION VIETNAM CALIFORNIA của Hoa Kỳ, viết: “Đây là khách sạn có kiểu kiến trúc khác thường nhất. Người thiết kế nên toà nhà hình tháp với mặt tường như đang tan chảy ra giống như lớp đá phủ trên mặt Mộc tinh này là bà Đặng Việt Nga người có thể coi như là hoá thân của Salvador Dali ở Đông Nam á. Nơi đây như toát ra thế giới của Disneyland. Tuy nhiên các phòng ngủ đều rộng rãi và được trang trí giống như các hang động. Có những khoảng sân với ánh sáng lãng mạng, thơ mộng cho đôi lứa đi hưởng tuần trăng mật”.

' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.15011.1645' />

“Khu nhà quái dị” của nữ kiến trúc sư Đặng Việt Nga rộng chừng 2000 m2, có đầy đủ cảnh vật thưởng ngoạn. Về cảnh quan: Có núi đắp, cây cổ thụ, suối nhân tạo, vườn cây, ao cá, chuồng thú, lồng chim, đường đi dạo, quầy bán tranh. Về công trình: Có 3 biệt thự khách sạn gốc cây đại ngàn, với 11 phòng nghỉ và 16 giường đôi; 01 nhà rông lớn chưng bày hiện vật các dân tộc Tây nguyên và 01 nhà rông nhỏ dành cho cặp vợ chồng trẻ đi hưởng tuần trăng mật; 01 ngôi nhà sinh hoạt đa năng kết hợp với vườn trên núi. Nhưng, nổi bật nhất trong tổng thể không gian kiến trúc “Khu nhà quái dị” chính là 3 công trình biệt thự gốc cây, đó là 3 điểm nhấn kiến trúc, 3 hình ảnh giả tưởng thiên nhiên đặc sắc nhất mô phỏng rừng cây đại ngàn  Tây nguyên. ảnh 2;3;4.

' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.15011.1646' />

Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào của giới chuyên môn đánh giá nghệ thuật kiến  trúc “Khu nhà quái dị”; mà chỉ có những ý kiến nhận xét lẻ tẻ. Về phương diện nghệ thuật, hầu hết những người nước ngoài đến tham quan Đà Lạt, đều cho rằng  “Khu nhà quái dị” của bà Đặng Việt Nga có giá trị giải trí và bồi bổ tâm hồn không kém gì “Một câu chuyện cổ tích huyền ảo”. Về phương diện công trình, một số người trong giới chuyên môn cho rằng, cấu trúc “Khu nhà quái dị” không tuân thủ kích thước và công năng chuẩn mực của khoa học xây dựng hiện đại. Song, muốn đánh giá một công trình kiến trúc phải xem xét tới nhiều yêu tố, mà yếu tố quan trọng nhất là giá trị tư tưởng của tác phẩm kiến trúc. Khi vào thăm một ngôi chùa đạo phật ta cảm nhận được lòng từ bi, hỉ xả của “Đức phật tổ”. Khi vào thăm nhà thờ thiên chúa giáo ta cảm nhận được đức tin ở “Đấng chúa cứu thế”. Khi vào thăm “Khu nhà quái dị”, ta cũng cảm nhận được những điều như tác giả tự bạch: “Trong vòng cuối thế kỷ trước trở lại đây ở Việt Nam cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, thiên nhiên và môi trường đã bị tàn phá quá nhiều. Hiện nay con người đang bị trả giá. Bằng tiếng nói của kiến trúc tôi muốn đưa con người trở về với thiên nhiên, gần gũi và yêu mến thiên nhiên chứ không phải tận dụng và huỷ diệt thiên nhiên”   
 

' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.15011.1647' />

Ý tưởng sáng tác của  KTS. Đặng Việt Nga. Vì vậy, có lẽ giá trị đích thực của nghệ thuật kiến trúc “Khu nhà quái dị” chính là hình tuợng biểu cảm độc đáo mang ý nghĩa cuộc sống và tư tưởng thời đại, đặc trưng của Chủ nghĩa biểu hiện, giống như nghệ thuật kiến trúc  “Nhà thờ Sagrada Familia” 1884-1926; và “Công viên Guell” 1900-1914 của kiến trúc sư Antonio Gaudi Tây Ban Nha ở Barcelona hoặc “Tháp Einstein” 1920 của kiến trúc sư Eric Mendelsohn Đức ở Potsdam và cũng như “Chùa một cột” ở Hà Nội, ra đời giữa Thế kỷ 11, phỏng theo giấc mơ vua Lý Thái Tông và “Bảo tàng cổ vật” tại công viên Tức Mạc ở TP Nam Định của kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, ra đời cuối Thế kỷ 20. Nữ kiến trúc sư Đặng Việt Nga khi tạo ra “Khu nhà quái dị” đã mong muốn nhân loại gần gủi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Và bà đã phá vỡ khuôn phép Chủ nghĩa công năng, thả tâm hồn sáng tạo bay bổng cùng cung bậc sắc thái thiên nhiên, nhịp điệu tự nhiên. Bà hy vọng khi những người khách du lịch đến tham quan, lưu trú ở “Khu nhà quái dị” sẽ giúp bà chuyển tải thông điệp đó đến với cộng đồng nhân loại. Và có lẽ, nữ kiến trúc sư Đặng Việt Nga đã được toại nguyện. Vì không có ai đến tham quan, lưu trú tại “Khu nhà quái di” lại không đồng tình với ý tưởng bảo vệ thiên nhiên của bà, đúng như lời nhắn nhủ của thi hào Tố Hữu khi ông đến thăm “Khu nhà quái di” sáng ngày 5/8/2001.

' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.15011.1648' />

Con người hai tiếng đơn sơ

Từ bao giờ đến bây giờ, mai sau,

Thủa hồng hoang giữa rừng sâu

Một loài con biết ngẩng đầu đứng lên,

Hai chân đi bước đầu tiên

Giang tay hái lượm mà nên con người

Trăm năm ngắn lắm người ơi

Thương nhau cho nở nụ cười cùng hoa,

Cho ta hạnh phúc cùng ta !

Tố hữu

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)