Ứng dựng công nghệ 4.0 trong hoạt động logistics

Thứ năm, 11/10/2018 14:10
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sáng 9/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động logistics”.

Theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), hiện Việt Nam có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam, trong đó loại hình doanh nghiệp nhà nước chiếm 20%, tư nhân 10%, các công ty trách nhiệm hữu hạn 20%. Quy mô về vốn khoảng 40-42 tỷ USD/năm, chiếm gần 21% GDP của cả nước.

Logistics là một phần không thể thiếu trong việc phát huy tiềm năng của thị trường thương mại điện tử. Tốc độ tăng trưởng logistics của Việt Nam trong năm qua tăng trưởng trung bình 14-16%. Có nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động logistics nhưng cơ bản vẫn thực hiện theo phương thức nhỏ và thiếu tính kết nối. Quy mô và tốc độ tăng trưởng, cũng như cơ hội tiềm năng của thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập như thể chế, tư duy quản trị, vốn.

Theo các chuyên gia, hiện nay, công nghệ thông tin đang hiện diện và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin đã làm thay đổi mô hình, cách thức hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Cạnh đó, việc chuyển dần các giao dịch từ truyền thống sang điện tử đã ảnh hưởng đến vị trí, vai trò và cả nhu cầu của các bên hữu quan.

Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 với các công nghệ ưu việt, mang tính đột phá về trí tuệ nhân tạo, rô bốt, không gian mạng, kết nối vạn vật, dịch vụ internets…. Từ đó tạo ra các kết quả điển hình của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 được coi như “logistics thông minh”-“smart logistics” hay “logistics 4.0” tác động toàn diện tới con người, quy trình và công nghệ ứng dụng trong logistics và chuỗi cung ứng. Đây là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa công nghệ thông tin.

Việt Nam nói chung và TP. Hà Nội nói riêng được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics. Thông qua vai trò và ứng dụng công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp logistics trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cho thấy những lợi ích thiết thực mà công nghệ thông tin đối với hoạt động logistics và chuỗi cung ứng thông qua thương mại điện tử.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Hà Nội với 30 trung tâm thương mại, trên 100 siêu thị, hàng nghìn cửa hàng tiện ích, và khoảng 454 chợ truyền thống, mạng lưới thương mại của Thành phố rất lớn. Cạnh đó, để bảo đảm cho hoạt động của 9 khu công nghiệp, hàng trăm cụm công nghiệp … Do đó số lượng hàng hóa luân chuyển rất lớn.

Vì vậy, tăng cường hoạt động logistics là cần thiết, thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực vận tải, lưu kho, lưu bãi… Qua đó, để giảm chi phí thông qua áp dụng các phương tiện, con người, khoa học kỹ thuật trong việc quản trị logistics trong cuộc cách mạng 4.0.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng cho rằng, trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 yêu cầu đặt ra cho ngành logistics là phải tăng cường năng lực quản trị logistics và chuỗi cung ứng. Đẩy mạnh thanh toán quốc tế trong hoạt động này bằng việc sử dụng hệ thống internet kết nối mọi thông tin trên một hệ thống chung, thanh toán không tiếp xúc thông qua điện tử, cũng như thông qua điện thoại, mạng xã hội… kinh doanh tích hợp logistics thông qua thương mại điện tử.


Theo Chinhphu.vn

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)