Hướng dẫn việc cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư

Thứ sáu, 30/08/2024 16:35
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Bộ Xây dựng vừa có công văn 5118/BXD-TTr gửi Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa hướng dẫn việc cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư.

Theo đó, căn cứ quy định của pháp luật về nhà ở; xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, Bộ Xây dựng có ý kiến về nguyên tắc đối với nội dung Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa đề nghị như sau.

1. Tại khoản 1 Điều 109 Luật Nhà số 65/2014/QH13 ở đã quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư (sau đây viết tắt là Ban quản trị) được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm gốc và lãi tiền gửi cho Ban quản trị. Chủ đầu tư và Ban quản trị có trách nhiệm làm thủ tục quyết toán số liệu kinh phí bảo trì trước khi thực hiện việc chuyển giao kinh phí bảo trì từ chủ đầu tư cho Ban quản trị theo quy định tại khoản 6 Điều 36 Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng. Trường hợp giữa chủ đầu tư và Ban quản trị chưa thống nhất ký biên bản xác định phần diện tích, sở hữu chung của nhà chung cư thì Ban quản trị căn cứ quy định khoản 1 Điều 109 Luật Nhà, khoản 6 và khoản 7 Điều 1 Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó có nội dung yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị. Hiện nay, nội dung này được quy định tại Điều 154 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 của Quốc hội và Điều 87 Nghị định số 95/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở số 27/2023/QH15.

2. Về nguyên tắc áp dụng pháp luật: Căn cứ quy định khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 của Quốc hội về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật quy định như sau “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Do vậy, nếu cùng một vấn đề có điểm quy định chưa đồng nhất giữa Luật Nhà ở, Nghị định và Thông tư hướng dẫn thì áp dụng Luật Nhà ở là văn bản có giá trị pháp lý cao hơn Nghị định và Thông tư.


Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 5118/BXD-TTr.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)