Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành gắn với xây dựng nông thôn mới

Thứ hai, 25/01/2016 15:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Năm năm tới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),... hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn giai đoạn trước, cần phải tận dụng thời cơ để nỗ lực vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập. Trong bối cảnh đó, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ và giải pháp hết sức quan trọng và cần thiết với một số định hướng cơ bản như sau:

Năm năm tới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),... hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn giai đoạn trước, cần phải tận dụng thời cơ để nỗ lực vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập. Trong bối cảnh đó, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ và giải pháp hết sức quan trọng và cần thiết với một số định hướng cơ bản như sau:

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và các quy hoạch chuyên ngành theo hướng đa ngành gồm: tổ chức lại sản xuất, tập trung phát triển các cây trồng, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh của địa phương để hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, xây dựng trung tâm cung ứng dịch vụ, thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản. Trước mắt, tập trung xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao, Khu công nghiệp - nông nghiệp, Trung tâm sau thu hoạch và Trung tâm giao dịch hoa với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhật Bản và một số nước tiên tiến, để hình thành những cụm sản xuất đạt chất lượng và tiêu chuẩn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Gắn kết thực hiện Chương trình nông nghiệp công nghệ cao với Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững hợp lý ở từng địa bàn nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nâng cao vị thế và phát huy vai trò chủ thể của người nông dân; đạt mục tiêu nâng mức thu nhập của nông dân, nhất là nông dân sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh.

Tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại các vùng theo quy hoạch; thu hút các nguồn lực đầu tư thông qua các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư FDI để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; đồng thời chủ động lựa chọn và áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới theo phương thức đi tắt, đón đầu, nhất là công nghệ giống, công nghệ tự động hóa, tin học hóa, công nghệ sau thu hoạch,...

Song song với việc đào tạo các chuyên gia đầu ngành, đào tạo các nhà quản trị giỏi của ngành nông nghiệp, cần tiếp tục thực hiện mô hình đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, tay nghề cho nông dân theo hình thức vừa học vừa làm tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến; phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới, liên kết sản xuất giữa nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp, hình thành chuỗi sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn với sự tham gia của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp lớn trong nước và người nông dân là chủ thể trực tiếp thực hiện.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, quản lý chất lượng nông sản, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đẩy mạnh việc áp dụng các quy chuẩn trong sản xuất như VietGAP, GlobalGAP, HACCP... nhằm nâng cao chất lượng nông sản đạt tiêu chuẩn, chất lượng, là cơ sở để phát triển thị trường xuất khẩu.

Để thực hiện có hiệu quả những định hướng, giải pháp nêu trên, xin kiến nghị với Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành một số nội dung sau:

Tiếp tục có những cơ chế, chính sách để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học, doanh nghiệp hợp tác, gắn bó hơn nữa với nông dân.
Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về tín dụng, thủ tục và ưu đãi thuế trong việc nhập khẩu các giống rau, hoa mới và vật tư, trang thiết bị kỹ thuật nhà kính hiện đại, đồng bộ mà trong nước chưa sản xuất được để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất.

Quan tâm bố trí vốn trung hạn để triển khai khu nông nghiệp công nghệ cao của các tỉnh, thành phố nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng theo Quyết định số 575/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Có cơ chế và chiến lược hỗ trợ các địa phương, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản tại thị trường trong nước và quốc tế; đồng thời có chính sách bảo vệ hàng nông sản của Việt Nam trước sự cạnh tranh của một số nông sản nước ngoài.


Theo Nhân dân điện tử
 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)