8 loại trên gồm: Đá vôi, phụ gia nằm trong Quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; đá xây dựng thuộc các mỏ tại các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ; đá khối; cát nhiễm mặn; cát xây dựng (cát tự nhiên); cuội, sỏi các loại; felspat (trường thạch) và các loại đất sét, đất đồi.
Thông tư cũng nêu rõ, các loại khoáng sản như: Cát trắng; cát vàng làm khuôn đúc, lọc nước; cát nghiền; cát nhiễm mặn; đá vôi làm nguyên liệu sản xuất kính xây dựng, luyện kim, nung vôi... ; đá ốp lát; đá hoa; thạch anh (quarzit); cao lanh… muốn xuất khẩu phải có nguồn gốc đáp ứng các điều kiện sau :
Một là, khoáng sản được khai thác từ các mỏ có giấy phép khai thác còn hiệu lực tại thời điểm khai thác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyển cấp phép.
Hai là, khoáng sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại có chứng từ hợp lệ mua hoặc đấu giá.
Ba là, khoáng sản tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để chế biến và xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trường hợp này, doanh nghiệp phải có Tờ khai nhập khẩu chứng minh khoáng sản đã chế biến để xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu.
Doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản phải lập báo cáo gửi UBND cấp tỉnh theo mẫu quy định trước ngày 15/1 hàng năm; UBND cấp tỉnh lập báo cáo gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 30/1. Báo cáo được lập định kỳ 1 năm được tính từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 của năm báo cáo.
Bộ Xây dựng cho biết, Bộ sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở các địa phương.
Theo : Chinhphu.vn