Ở San Francisco, các nhà quy hoạch đã và đang thực sự tạo ra một thế giới nơi mà ô tô cùng các phương tiện giao thông khác chia sẻ không gian cho những loài chim, ong, bướm... và cả không gian dành cho người đi xe đạp. Để thực hiện được điều đó, họ đã tạo ra các đường hành lang hoang dã hay còn được gọi là các đường kết nối xanh bên trong ngay chính thành phố đông đúc này với kế hoạch quy hoạch kết nối xanh.
Các loài thằn lằn, chó sói, chim, ong và bướm là nhữn loài động vật được nhắm đến đầu tiên và cũng là mấu chốt trong dự án quy hoạch hoang dã mà San Francisco muốn nhắm đến. Với hy vọng tạo ra 24 đường kết nối xanh với chiều dài 115 dặm tạo thành một mạng lưới xanh bên trong thành phố, các nhà quy hoạch mong rằng họ sẽ tạo ra một không gian cho cả con người đô thị và động vật cùng chung sống.
Bản đồ quy hoạch mạng lưới kết nối xanh dài 115 dặm của San Francisco với 24 đường kết nối được thiết kế để cung cấp môi trường sống cho thực vật và động vật hoang dã
Mỗi đường kết nối trong mạng lưới được đặt tên theo “loài chìa khóa” đặc trưng của San Francisco (loài có môi trường sống phù hợp với các đường kết nối) và được thiết kế để kết hợp “môi trường sống chìa khóa” cho các loài khác có thể chung sống.
Được biết, dự án quy hoạch không gian hoang dã này được phát triển vào năm 2011 bởi tổ chức phi lợi nhuận Nature của thành phố hợp tác với chính quyền thành phố và các cơ quan chữ thập đỏ cộng đồng. Kế hoạch quy hoạch được thiết kế để từng bước thay đổi bộ mặt quy hoạch thành phố nói riêng và cả thành phố nói chung trong vòng 20 năm tới.
“Nếu chúng ta xây dựng những hành lang xanh, môi trường sống dành cho các loài động vật thì chúng sẽ đến”, Giám đốc dự án Quy hoạch kết nối xanh Amber Haselbring cho biết.
Các đường kết nối xanh hay “làn đường” xanh nằm cạnh và chạy song song theo những con đường được trồng với nhiều loài cây bản địa sẽ sớm thể hiện vai trò của nó trong việc nâng cao chất lượng hệ sinh thái đô thị của San Francisco.
Đường kết nối xanh số 22 và 23 được thiết lập để dành riêng cho chim sẻ cổ trắng và chó sói với nhiều loài cây bụi và cỏ bản địa trồng bên đường dành cho phương tiện giao thông để đáp ứng nhu cầu về môi trường sống cho các loài này.
Đường kết nối xanh số 12 được quy hoạch ở hàng lang phía tây của thành phố dành cho các loài thằn lằn. Bên cạnh đó, các khu đá xếp chồng và đã tảng lớn cũng được thiết lập để tạo ra nơi ẩn náu và phơi nắng cho loài động vật này.
Đường kết nối 3 lại được đặt tên là Anna’ Hummingbirds, tức hành lang sống của loài chim ruồi. Hành lang này được bao phủ bởi các rừng hoa tràm liêu và các cây dâu để cung cấp nguồn mật hoa ổn định cho loài chim này sinh tồn ngay bên trong vùng trung tâm nhộn nhịp của San Francisco.
Nằm ở phía tây đường Twin Peaks của San Francisco, hành lang xanh số 15 được đặt tên theo loài bướm xanh Hairstreak – một loài đang có nguy cơ biến mất. Người ta chỉ ra rằng, trước khi San Francisco bước vào quá trình đô thị hóa nhanh, bê tông cướp đi môi trường sống của bướm Hairstreak, loài này có thể được tìm thấy ở trên khắp thành phố.
Cũng do quá trình này, môi trường sống của loài Hairstreak dần bị đẩy ra rìa ngoài thành phó và đến nay môi trường sống của chúng bị kẹt giữa công viên đồi Hawk, công viên Rocky Outcrop ở vùng Golden Gate Heights, nằm “lọt thỏm” trong giao lộ Liam O’Brien và vòng ngoài của San Francisco từ sau sự bùng nổ dân số và đô thị vào năm 2006.
Đường kết nối số 15 ở khu vực Golden Gate Heights kết nối hai môi trường sống tác biệt của loài bướm xanh Hairstreak – một loài bướm đang có nguy cơ biến mất ở vùng cảng San Francisco.
Do đó, quy hoạch tạo ra đường kết nối xanh số 15 được tiến hành với việc trồng các loài hoa, cây mang lại nguồn thức ăn chính cho loài này, cùng với đó là việc tạo ra vành đai lúa mạch giữa 2 công viên kể trên.
Theo các nhà nghiên cứu, bướm cái Hairstreak sẽ đẻ trứng lên cây lúa mạch, và đó cũng chính là thức ăn nuôi ấu trùng con từ sau khi nở ra cho đến lúc đóng kén. Đó chắc chắn là một môi trường tách biệt cho chúng sinh tồn vì nguồn thức ăn của chúng chỉ cách đó từ 200 đến 300m.
Các đường kết nối xanh cũng được quy hoạch thiết kế để mang lại cho con người sự an toàn và thuận tiện hơn để đến công viên và các không gian mở. Những nhà quy hoạch hiểu rằng con người có thể sẽ rất lười và luôn phải đấu tranh tư tưởng để quyết định xem liệu rằng có nên đến các không gian tự nhiên hay không vì đa phần việc đó đều là khá khó khăn, nhất là đối với không gian đô thị như San Francisco. Như vậy, các đường kết nối xanh đã làm tốt được thêm một nhiệm vụ nữa.
Tạo ra những đường kết nối đến những nơi mà con người muốn đến chỉ bằng cách đi bộ hay đi xe đạp sẽ luôn là lựa chọn tốt hơn việc phải di chuyển bằng xe buýt hay ô tô, mặc dù mục đích và điểm đến của hai phương thức di chuyển này là như nhau”, cô Hasselbring cho biết.
Kết nối xanh rõ ràng là chiến lược quy hoạch đô thị có ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái, mặt khác, chính quyền thành phố cũng có thể hướng dẫn người dân trồng những loài cây thích hợp cho không gian sân sau và vỉa hè để tạo ra thêm nhiều đường kết nối xanh cho thành phố.
Nằm ở phía tây của đường kết nối xanh thụ phấn số 20, cành đồng BASE được tạo nên bởi Particia Algara và tổ chức Whole Foods Market, cùng một số cơ quan khác bằng việc cải tạo đất khô cằn, hạn hán và cỏ bụi bao phủ dọc phố Dolores vào Boulevard Dolores Pollinator.
Khu vực này hiện tại đang được phát triển mạnh với một thảm thực vật rực rỡ sắc màu, có hoa nở quanh năm để thu hút các loài động vật thụ phấn như chim ruồi, ong và bướm. Trong đó, chim ruồi là loài được hy vọng là sẽ phát triển mạnh mẽ nhất trong vùng đô thị này.
Theo Bất động sản Việt Nam