Vụ Pháp chế

Thứ năm, 01/12/2022 15:03
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Vị trí và chức năng

Vụ Pháp chế là tổ chức thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ được Chính phủ giao; tổ chức thực hiện công tác pháp chế của Bộ Xây dựng theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Về công tác xây dựng pháp luật:

a) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật dài hạn, hàng năm của Bộ Xây dựng; theo dõi, đôn đốc thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng;

c) Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng;

d) Góp ý văn bản do các cơ quan khác soạn thảo theo phân công của Bộ trưởng;

đ) Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật với Bộ trưởng và Chính phủ theo quy định.

2. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

a) Chủ trì lập chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm trình Bộ trưởng phê duyệt; chủ trì tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Định kỳ 6 tháng, hàng năm tiến hành kiểm tra, sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật báo cáo Bộ trưởng và Chính phủ theo quy định.

3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành khác, các địa phương ban hành liên quan đến các lĩnh vực quản lý của Bộ Xây dựng theo quy định của pháp luật;

b) Đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành;

c) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật với Bộ trưởng và Chính phủ theo quy định.

4. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ trình Bộ trưởng phê duyệt; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Đầu mối tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo kế hoạch sau khi được phê duyệt; tổng hợp kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề, lĩnh vực và khi có yêu cầu;

c) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật với Bộ trưởng và Chính phủ theo quy định;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hợp nhất lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.

5. Về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với các đề mục thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với các đề mục thuộc trách nhiệm pháp điển của Bộ Xây dựng; cập nhật quy phạm pháp luật mới ban hành vào Bộ pháp điển;

c) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật với Bộ trưởng và Chính phủ theo quy định.

6. Về công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật:

a) Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng văn bản hợp nhất quy phạm pháp luật theo quy định;

b) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất của các đơn vị liên quan soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký xác thực;

c) Tổng hợp, báo cáo định kỳ, hoặc đột xuất kết quả công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật với Bộ trưởng và Chính phủ theo quy định.

7. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật:

a) Chủ trì lập chương trình, kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm trình Bộ trưởng phê duyệt; đầu mối theo dõi, đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong, kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ;

c) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật với Bộ trưởng và Chính phủ theo quy định.

8. Về công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Chủ trì lập chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hàng năm trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với Bộ trưởng và Chính phủ theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền.

9. Về công tác bồi thường của Nhà nước:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước trong phạm vi các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

10. Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của Bộ theo quy định của pháp luật.

11. Về công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng:

a) Chủ trì hoặc phối hợp tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ; có ý kiến về mặt pháp lý đối với quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng của Bộ trưởng;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Bộ trưởng về các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của Bộ theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo sự phân công của Bộ trưởng.

12. Về hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế:

Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế đối với bộ phận pháp chế ở các đơn vị thuộc Bộ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hà Nội, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh và Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

13. Về thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế:

Phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất Bộ trưởng khen thưởng hoặc soạn thảo văn bản trình Bộ trưởng đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế.

14. Về hợp tác với nước ngoài về pháp luật:

Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chương trình kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng và theo quy định của pháp luật.

15. Hướng dẫn pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ khi được Bộ trưởng giao.

16. Vụ trưởng Vụ Pháp chế được quyền:

a) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết phục vụ cho công tác pháp chế của Bộ;

b) Ký thừa lệnh một số văn bản thuộc lĩnh vực công tác của Vụ theo Quy chế làm việc của Bộ và phân công của lãnh đạo Bộ; ký thừa ủy quyền một số văn bản khi được Bộ trưởng ủy quyền.

19. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao.

Cơ cấu tổ chức

1. Vụ Pháp chế có Vụ trưởng, một số Phó vụ trưởng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ với định biên phù hợp nhu cầu công tác của Vụ theo từng thời kỳ.

2. Vụ trưởng và Phó vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của Đảng, pháp luật và của Bộ Xây dựng.

3. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế, Vụ trưởng có trách nhiệm lập kế hoạch công tác cho từng giai đoạn, xác định nhu cầu biên chế của Vụ; xây dựng và ban hành quy chế làm việc của Vụ; phân công nhiệm vụ, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong Vụ và báo cáo Bộ trưởng.

4. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Vụ; Phó vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

Nguồn: Quyết định 1150/QĐ-BXD ngày 01/12/2022

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)