Thị trường nhà ở thế giới có rất ít động lực tăng trưởng trong tương lai gần

Thứ tư, 12/09/2012 15:02
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Theo báo cáo mới nhất của Knight Frank, giá nhà toàn cầu tăng trung bình 1,1% trong trong Quý 2/2012, thể hiện chỉ số tăng trưởng mạnh nhất hàng quý kể từ Quý 4/2009. Tuy nhiên, thị trường nhà ở thế giới vẫn có rất ít động lực tăng trưởng trong tương lai gần.

Sự phục hồi nhẹ phần lớn là do các hoạt động ổn định của một nhóm các quốc gia chủ chốt – mức giá hiện nay tại 25 trong 55 quốc gia được theo dõi hiện đang tăng nhanh hơn so với một năm về trước. Hơn nữa, một số nền kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn đến thế giới đã có những diễn biến nổi bật. Cụ thể, giá nhà ở tại Mỹ, Canada và Hong Kong tăng 6,9%, 3,2% và 7,6% trong Quý 2, tăng lần lượt từ -1,7%, 0,4% và 1,8% trong Quý 1.

Tuy nhiên, những hoạt động tích cực này chỉ có thể cải thiện một phần nhỏ thị trường nhà ở đang trì trệ tại châu Âu. Tại đây, việc thiếu hụt nguồn tài chính, thị trường việc làm thu hẹp và niềm tin của người tiêu dùng ở mức thấp đang kiềm hãm nhu cầu nhà ở.

Kết quả Quý 2/2012 cho thấy 13 trong số 17 nước thành viên của khu vực đồng tiền chung Châu Âu đang nằm ở nửa dưới của bảng khi được xếp hạng dựa vào mức tăng trưởng giá trong 3 tháng tính đến tháng 6. Tình hình khu vực đồng tiền chung Châu Âu vào giai đoạn mùa hè thường im ắng, nhưng những tháng mùa thu dự kiến sẽ có nhiều bất ổn hơn do khả năng Hy Lạp rời khỏi khối tiền tệ Châu Âu ảnh hưởng đến suy nghĩ của các nhà hoạch định chính sách và lĩnh vực truyền thông toàn cầu một lần nữa.

Trung Quốc, cũng giống như Mỹ, có vị trí lớn nhất trên thị trường nhà ở thế giới và có ảnh hưởng lớn đến chỉ số từ đầu năm 2009, hiện đang cung cấp những thông tin lẫn lộn. Mặc dù mức giá hàng năm giảm 7,1% nhưng chỉ giảm 0,1% trong quý cuối. Một loạt các giải pháp hạ nhiệt đã giúp hạn chế nguồn đầu cơ nhưng 2 lần cắt giảm lãi suất từ tháng 6 đang tiếp thêm sinh lực cho thị trường nhà ở mới với mức giá hiện đang có chiều hướng tăng tại 49 trong 70 thành phố lớn của Trung Quốc.

Giá giảm từ đỉnh ở mức 34,7% xuống đáy (trong khoảng thời gian từ Quý 2/2006 đến Quý 1/2012), thị trường nhà ở tại Mỹ cuối cùng cũng đã có sức hút và giá đã tăng trở lại. Nhu cầu vay mua nhà tăng, mức độ xây dựng các công trình mới đang cải thiện và việc tịch thu tài sản thế chấp ở mức thấp nhất kể từ Quý 4 năm 2007.

Đối với các chương trình xây dựng nhà ở quy mô lớn của châu Á, thuế bất động sản cao hơn và sự ngăn cản dòng tiền ngoại tệ “nóng” sẽ giúp hạn chế lạm phát giá. Còn về khu vực đồng tiền chung Châu Âu, có rất ít triển vọng cho một giải pháp nhằm tạo dựng lại niềm tin cho khách hàng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công. Dường như chỉ có Mỹ là có khả năng, nhưng cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 sắp tới và việc tranh luận về định hướng các chính sách nhà ở trong tương lai có thể thúc đẩy sự tăng trưởng, ít nhất là trong Quý 3.


Theo DiaOcOnline.vn tổng hợp

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)