Đây là hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 18 và 19/2/2013 do Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình quốc tế (ISSMGE), Hội Địa kỹ thuật các nước Đông Nam Á (AGSSEA), Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam (VSSMGE), Trường Đại học xây dựng Hà Nội (NUCE), Công ty Cổ phần tư vấn AA (AA-Corp), Công ty phần mềm Rocscience (Canada) đồng phối hợp tổ chức tại Hội trường Thư viện – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Hội thảo “Địa kỹ thuật vì sự phát triển xanh” là một cơ hội để các kỹ sư, nghiên cứu sinh, cán bộ giảng dạy, các nhà quản lý, doanh nhân và sinh viên cùng học tập, trao đổi và thảo luận về nền móng công trình, ổn định mái dốc, tường chắn, hố đào, phần mềm địa kỹ thuật, thí nghiệm ly tâm, quản lý tranh chấp hợp đồng xây dựng, quản lý rủi ro, luật kỹ sư chuyên nghiệp và giảm thiểu thiên tai vì sự phát triển xanh và một cuộc sống có chất lượng hơn.
Tại hội thảo, sẽ có các tham luận như: “Áp dụng mô hình thí nghiệm quay li tâm Địa kỹ thuật trong phục vụ nghiên cứu, thiết kế và kỹ thuật pháp lý” của GS.TS. Charles Ng (Hong Kong). NCS. Cao Hóa với tham luận “Phân tích ứng xử của bè móng trên hệ cọc trong hệ móng bè cọc bằng chương trình PRAB”. Tham luận “Nghiên cứu hiệu quả của việc thổi rửa và bơm vữa mũi cọc khoan nhồi tại
một số khu vực địa chất của Hà Nội, Việt Nam” của ông Phạm Quang Hưng. GS. TS. Nguyễn Trường Tiến với đề tài “Địa kỹ thuật ở Việt Nam: Thành tựu, thách thức và cơ hội”. GS. Charles Ng “Kỹ thuật xây dựng mái dốc xanh của Hồng Kong”. TS. Phùng Đức Long với “Móng bè cọc cho nhà cao tầng - Những phát triển gần đây”. GS. Briaud với “Thiết kế tường chắn MSE bằng gia cố cơ học đất chịu tác động của xe ôtô”. Tham luận “Thay đổi kỹ thuật nền móng và sự phát triển bền vững trong xây dựng”- Mr. Kenny Yee Menard (Malaysia).TS. Trịnh Việt Cường với “Giải pháp móng cho nhà xây dựng trên mái dốc ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)”....
Theo : Báo Xây dựng điện tử