Theo đó, khu vực quy hoạch có vị trí phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Xiển và rạch Gò Công; phía Tây Nam giáp đường nối Vành đai 3; phía Nam giáp sông Trau Trảu; phía Bắc giáp rạch Gò Công.
Tính chất của khu vực quy hoạch: khu dân cư đô thị, thương mại – dịch vụ, công trình công cộng và công viên cây xanh.
Các chỉ tiêu dự kiến về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị toàn khu vực:
Nội dung nghiên cứu của đồ án cần đáp ứng yêu cầu theo định hướng các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; mạng lưới giao thông được tổ chức và kết nối theo tầng bậc, được cập nhật và đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật của các dự án đầu tư xây dựng, các đồ án quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) trong phạm vi khu vực quy hoạch; kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với các quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (hoặc quy hoạch phân khu) tiếp giáp khu vực quy hoạch, phù hợp với định hướng đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 9 và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP đã được duyệt.
Ưu tiên bố trí các công trình cao tầng dọc các trục giao thông chính có động lực phát triển (đường nối Vành đai 3, đường Nguyễn Xiển, …), không gian kiến trúc thấp dần về phía sau; …
Bên cạnh đó, Quyết định cũng nêu các điểm cần lưu ý khi nghiên cứu, lập đồ án QHPK: Về kiến trúc cảnh quan – thiết kế đô thị khu vực: nội dung nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cần giữ gìn bản sắc, phát huy được tính đặc thù của địa phương để có phương án quy hoạch phù hợp; Tại các khu đất có chức năng sử dụng hỗn hợp (nếu có) cần xác định cơ cấu, tỷ lệ các chức năng sử dụng đất (ưu tiên dành quỹ đất để bố trí công trình công cộng, cây xanh), quy mô dân số (nếu có) để cân đối, xác định các chỉ tiêu sử dụng đất về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho phù hợp trong phạm vi quy hoạch; Việc bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phục vụ cho khu vực quy hoạch phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 9; …
Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh