Thêm nguồn cung cấp nước sạch cho người dân Thủ đô

Thứ tư, 28/10/2015 14:52
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trong giai đoạn đến năm 2020, xây dựng Nhà máy nước sông Hồng công suất 300.000m3/ngđ bảo đảm cung cấp nước cho khu vực phía Nam sông Hồng, bao gồm đô thị trung tâm Hà Nội (các quận nội thành) và các khu vực chưa có hệ thống cấp nước thuộc khu vực phía Tây của Thành phố.

Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội. Ảnh Gia Huy

Trao đổi về Dự án xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng, ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, sau khi hoàn thành, Nhà máy nước mặt sông Hồng sẽ là nguồn cung cấp nước thứ 3 cho thành phố ngoài nguồn cung cấp từ mạch nước ngầm và nước mặt sông Đà.

Sự cần thiết của việc xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng được ông Lê Văn Dục cho biết là nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước giai đoạn đến năm 2020 vàn ăm 2030 cần phải xây dựng thêm một số các nhà máy nước có công suất lớn sử dụng nguồn nước mặt, trong đó có Nhà máy nước mặt sông Hồng.

Đồng thời, việc đầy tư xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng nhằm góp phần bảo đảm an toàn cấp nước cho nhân dân Thủ đô, hạn chế những ảnh hưởng khi Nhà máy nước mặt Hoà Bình và tuyến đường ống truyền dẫn nước sạch từ Hoà Bình về Hà Nội xảy ra sự cố; giảm dần việc khai thác nước ngầm theo Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Diện tích xây dựng Nhà máy nước khoảng 20,5ha, diện tích xây dựng công trình thu, trạm bơm ấp khoảng 60 ha. Tổng vốn đầu tư của dự án là trên 3.692 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay và vốn huy động hợp pháp khác.

Địa điểm xây dựng Nhà máy nước đặt tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng, vị trí xây dựng công trình thu tại xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, vị trí xây dựng mạng lưới tuyến ống qua địa bàn các xã Liên Hồng, Tân Hội, Tân Lập, Liên Hà, Liên Trung thuộc huyện Đan Phượng; các phường Thượng Cát, Tây Tựu, Minh Khai, Thuỵ Phương, Cổ Nhuế, Đông Ngạc thuộc quận Bắc Từ Liêm và phường Phú Thượng quận Tây Hồ.

Quy trình công nghệ xử lý nước được chọn là công nghệ truyền thống với dây truyền sản xuất hiện đại, công nghệ ổn định, tin cậy và phù hợp và phù hợp để xử lý nước có dạo động lớn về độ đục, đặc điểm chất lượng nước sông Hồng và diện tích xây dựng nhà máy nước. Bảo đảm nước sinh hoạt đạt quy chuẩn Quốc gia và chất lượng nước sinh hoạt theo quy chuẩn.

Ngày 24/10/2015, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư cho Công ty Cổ phần Nước mặt sông Hồng có trụ sở tại 194 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng theo quy hoạch giai đoạn 1 đến năm 2020, công suất cấp nước là 300.000 m3/ngđ được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 2015 – 2018 xây dựng láp đặt thiết bị đạt công suất cấp nước 150.000 m3/ngđ; giai đoạn 2 đến năm 2020 xây dựng, lắp đặt thiết bị nâng công suất cấp nước lên 300.000 m3/ngđ.

Về tỷ lệ góp vốn trong Công ty Cổ phần Nước mặt sông Hồng được bà Trần Thị Thu Hiền, Chủ tịch Hội đồng công ty cho biết: Công ty được thành lập trên 3 cổ đông, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội (tỷ lệ góp vốn 20%), Công ty Cổ phần Thành Long (tỷ lệ góp vốn 79%) và Công ty Cổ phần hạ tầng đầu tư nước sạch (1% tỷ lệ góp vốn).

Đại diện Công ty nước sạch Hà Nội cho biết, đã tính toán sử dụng ống gang dẻo để phục vụ cho 28 km đường ống truyền dẫn nước, đây là vật liệu truyền thống trong ngành nước không chỉ ở Việt Nam mà còn được dùng phổ biến tại các nước.


Theo chinhphu.vn

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)