Nhiều khó khăn trong thành lập Ban Quản trị nhà chung cư tái định cư

Thứ tư, 08/07/2015 13:50
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Đây là thông tin do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đưa ra tại phiên tái chất vấn và chất vấn trực tiếp của HĐND TP Hà Nội, sáng nay (7/7).

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND thành phố.

Trong phần tái chất các nội dung thực hiện kết luận phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 11 của HĐND TP, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi về nội dung tháo gỡ khó khăn trong việc hình thành các Ban Quản trị khu nhà chung cư, nhất là khu nhà tái định cư; giải quyết những vấn đề dân sinh bức xúc tại các khu chung cư; quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ bảo trì công trình nhà chung cư..., Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, trong thời gian công tác quản lý nhà chung cư, đặc biệt là nhà chung cư thương mại đã có kết quả tích cực. Cụ thể, đến tháng 9/2014 trên địa bàn TP có 514 tòa chung cư và 136 tòa thành lập Ban quản trị, đạt 22%; cuối năm 2014 có 259 tòa nhà có Ban quản trị, đạt 36%; đến thời điểm hết tháng 6/2015 tiếp tục giảm được 272 nhà chung cư, đạt 38%.

Trong các tòa nhà chung cư thì đặc biệt gặp khó khăn với những tòa chung cư tái định cư. Trong Luật nhà ở quy định rất rõ, nếu chưa thành lập Ban quản trị tòa chung cư trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư. Đối với nhà chung cư tái định cư trên toàn địa bàn TP có 151 tòa nhà tái định cư và đang giao cho 2 đơn vị, trong đó phần lớn là do Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội. Hiện nay, trong phí quản lý quỹ nhà chung cư, tái định cư TP có rất nhiều ưu đãi, như phí quản lý thu khoảng 500 đồng/m2. Ngoài ra, một số nhà chung cư, tái định cư không mặn mà trong thành lập Ban quản trị, TP đã có chỉ đạo tới đây các tòa nhà chưa có Ban quản trị tiếp tục phải thành lập để đảm bảo đúng quy định.

Tuy nhiên, việc thành lập Ban quản trị có gặp một số khó khăn như: Do một số chủ đầu tư chưa quyết liệt và tập trung thành lập Ban quản trị; các hộ dân thì cho rằng việc thành lập Ban quản trị thêm phức tạp; các quận, huyện, thị xã của TP cũng chưa vào cuộc quyết liệt. Ngoài ra, Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2015, trong đó quy định Ban quản trị phải có tư cách pháp nhân để quản lý, vận hành và duy trì tòa nhà.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, từ khi Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực, TP đã chỉ đạo Sở Xây dựng và Sở này cũng đã có văn bản để TP báo cáo Thủ tướng cũng như Bộ Xây dựng để tới đây Nghị định khi hướng dẫn nếu trong trường hợp tại hội nghị nhà chung cư giữa chủ đầu tư với chính quyền để thành lập Ban quản trị không đảm bảo, không đủ điều kiện thì sẽ giao cho UBND xã, phường, thị trấn tổ chức, như vậy kết quả sẽ đạt cao hơn.

Đồng thời, theo chỉ đạo của UBND TP, từ tháng 1/2015, Sở Xây dựng đã xây dựng dự thảo Quy chế bàn giao, tiếp nhận và quản lý sử dụng quỹ nhà chung cư phục vụ tái định cư được đâu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn TP. Tháng 3/2015 đã phối hợp lấy ý kiến các sở, ngành và UBND 9 quận, huyện có nhà chung cư tái định cư về dự thảo trên. Hiện Sở Tư pháp thẩm định theo quy trình ban hành văn bản pháp quy, dự kiến sẽ ban hành trong tháng 7/2015.

Liên quan đến Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, hiện Thanh tra TP đang thanh tra toàn diện hoạt động của Công ty này. Về đề xuất mô hình hoạt động đảm bảo phù hợp, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật, tại Đề án tăng cường công tác quản lý quỹ nhà chuyên dùng trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó có nội dung giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với liên ngành Thành phố xem xét, đề xuất mô hình hoạt động của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Ngày 12/5/2015, tại cuộc họp sơ kết Đề án tăng cường công tác quản lý quỹ nhà chuyên dùng trên địa bàn TP Hà Nội, UBND TP đã yêu cầu Sở Nội vụ khẩn trương thực hiện nội dung trên.


Theo Kinh tế đô thị
 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)