Thanh Hóa: Nhiều công trình cấp nước sinh hoạt cho đồng bào miền núi

Thứ ba, 02/12/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn (NSH&VSMTNT) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung phục vụ đồng bào vùng cao, vùng khó khăn trong tỉnh.

Năm 2008, với tổng số vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng, Trung tâm đã phối hợp với các huyện miền núi Quan Hóa, Thường Xuân, Lang Chánh, Mường Lát, Thạch Thành, các đơn vị chức năng và các xã, thôn, bản hoàn thành 8 công trình cấp nước; 7 công trình khác sẽ hoàn thành trong tháng 12/2008 nhằm cấp từ 40 đến 60 lít nước/người/ngày, bảo đảm hợp vệ sinh.

Những năm gần  đây, việc đầu tư xây dựng các công trình nước sạch cho đồng bào vùng cao ở Thanh Hóa tập trung vào các công trình có khả năng cấp nước cho từ 100 hộ dân trở lên. Ngoài nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, ở mỗi dự án cấp nước, Trung tâm vận động bà con huy động nguồn vốn đối ứng bằng 10% tổng giá trị công trình, chủ yếu tính bằng công vận chuyển vật liệu xây dựng hoặc đóng góp vật liệu tại chỗ, công lao động phổ thông. Việc đầu tư xây dựng các công trình cấp nước, hệ thống cấp nước tập trung trong thời gian qua đã nâng số dân trong tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh hiện nay lên hơn 85%...

Tại khu vực nông thôn miền núi tỉnh Thanh Hóa có 238 công trình cấp nước tập trung được xây dựng từ năm 1991 đến nay, chủ yếu là quy mô nhỏ (từ dưới 100 đến khoảng 2.000 m3/ngày đêm). Trong đó, 28 công trình do các cơ quan, đơn vị như trường học, bệnh viện, đồn biên phòng... quản lý, vận hành, sử dụng và 210 công trình do cộng đồng (thôn, bản) quản lý, vận hành, sử dụng. Các công trình sử dụng công nghệ khác nhau như công trình cấp nước tập trung bao gồm cấp nước tự chảy, cấp nước động lực với nguồn mặt và nguồn nước ngầm; cấp nước phân tán: giếng đào, mạch nước (giọt nước).
 
 
Theo TN&MT
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)