Nhà máy Xi măng Công Thanh ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến vì sự phát triển bền vững

Thứ năm, 08/06/2017 13:08
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trải qua 10 năm phát triển, từ một đơn vị chủ yếusản xuất clinker và dịch vụ cho thuê xe trộn bê tông, đến nay Tập đoàn Công Thanh đã phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ chính xi măng, nhiệt điện, phân đạm, vận tải, khách sạn… Tập đoàn Công Thanh luôn ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, vì sự phát triển bền vững.

Nhà máy Xi măng Công Thanh tại Tĩnh Gia - Thanh Hoá nhìn từ bên trong.

Từ công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường

“Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay”- câu nói nổi tiếng của Robert Schuller luôn hiện hữu trong tâm trí tôi. Vì vậy, chúng tôi luôn ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến, lựa chọn nguyên vật liệu thân thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường”. Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch Tập đoàn Xi măng Công Thanh với chúng tôi trong một lần gặp gỡ gần đây.

Trong cuộc trò truyện ngắn, ông Lý cho biết, xi măng là ngành công nghiệp then chốt góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đây cũng là ngành sản xuất tiêu hao năng lượng lớn, đồng thời gây ảnh hưởng tới môi trường, cảnh quan xung quanh và tạo hiệu ứng nhà kính bởi nồng độ bụi, khí thải chứa Carbon Monoxide (CO), Carbonic (CO2)… nếu không được kiểm soát.

Chính vì vậy, việc tận dụng và tái sử dụng năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm là vấn đề được các nhà khoa học, nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất xi măng rất quan tâm. Với Công Thanh, việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường luôn là điều trăn trở. Không chỉ thế, đó còn là khát vọng xây dựng một doanh nghiệp sản xuất xi măng đạt chất lượng cao về sản phẩm, hướng đến nền sản xuất xanh, phát triển bền vững.

Từ tôn chỉ mục đích phát triển bền vững phải bảo vệ môi trường, Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh đã nhận được10 đánh giá và cấp giấy chứng nhận của tổ chức Quốc tế SGS cho hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và hệ thống quản lý môi trường ISO 1400:2004.

Để đạt được những thành quả này, ban lãnh đạo Tập đoàn Công Thanh ngay từ đầu xây dựng đã định hướng cho việc lựa chọn công nghệ và thiết bị cho toàn hệ thống sản xuất. Việc đầu tư dây chuyền 2 với tổng vốn lên đến 12.000 tỷ đồng, được cung cấp bởi những thương hiệu lớn của Cộng hòa Liên bang Đức có công suất lớn nhất Việt Nam (11.000 tấn clinker/ngày) cũng như trong khu vực Đông Nam Á đã cho thấy quyết tâm của lãnh đạo Tập đoàn.

Ông Lý cho biết thêm, sở dĩ lựa chọn đầu tư dây chuyền 2 với hoàn toàn thiết bị nhập từ của Cộng hòa Liên bang Đức bởi đầu tư đồng bộ là hướng đi được chọn từ đầu của Tập đoàn Công Thanh. Chỉ có đầu tư đồng bộ thì mới giải quyết được cả hai vấn đề là môi trường và công nghệ.

Tại 2 dây chuyền đều được lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt khí thải có nhiệt điện cao cung cấp cho nồi hơi để quay tua bin phát ra 22,5 MKW điện hòa vào mạng lưới trạm phân phối cho nhà máy, giảm được 25% điện lưới quốc gia phải cấp cho nhà máy. Không những vậy, do được tối ưu hóa công nghệ, thiết bị, chế độ vận hành và cấp phối nên giảm đáng kể tiêu hao điện năng, nguyên liệu, nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm góp phần giảm thiểu khai thác tài nguyên cụ thể như giảm tiêu hao 25% tiêu hao than và giảm 30% tiêu hao điện/ tấn xi măng so với dây chuyền sản xuất của Trung Quốc. Từ những việc giảm thiểu nói trên dẫn đến hệ thống môi trường sản xuất của Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh ngày càng được xanh hơn.



Nhà máy Xi măng Công Thanh tại Nhơn Trạch - Đồng Nai nhìn từ bên trong.

Đến những thành tích đầy ấn tượng

Bước chân vào nhà máy, ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là một màu xanh phủ khắp khuôn viên, hành lang và xung quang các tòa nhà hành chính của Công ty. Con đường rộng thênh thang dẫn vào tòa nhà hành chính khang trang, sạch sẽ. Bên trong khu sản xuất, có tới hàng trăm công nhân, thợ kỹ thuật đang làm việc, vận hành những dây chuyền khổng lồ nhưng lại không ồn ào, náo nhiệt. Một không gian không ồn ã như các nhà máy xi măng khác làm chúng tôi không khỏi ngạc nhiên.

Tham quan một vòng dây chuyền khổng lồ của nhà máy. Ấn tượng nhất là hệ thống băng chuyền dài gần 4km đưa trực tiếp đá từ mỏ về nhà máy. Tại các mỏ đá, hàng chục chiếc xe Ben, máy xúc miệt mài làm việc với không khí tấp nập như đang đứng trong một đại công trường.

Trong cái nắng chói chang của mảnh đất miền Trung những ngày đầu hạ, đứng trên đỉnh cao nhất của mỏ đá, nhìn về nhà máy, ông Nguyễn Lương Hiệu, Giám đốc truyền thông của Tập đoàn chia sẻ, để có hàng chục ngàn tấn clinker mỗi ngày, tất cả công nhân, kỹ sư của nhà máy làm việc miệt mài trong dây chuyền hiện đại. Mặc dù, trong tất cả các khâu, người lao động của nhà máy đều được sự hỗ trợ tối đa từ những thiết bị hiện đại nhất nhưng có lẽ điều mà họ gắn bó với Công Thanh nhiều năm nay vẫn là một môi trường làm việc chuyên nghiệp, an toàn và thân thiên với môi trường.

Chia sẻ về nhà máy, ông Nguyễn Đắc Lực, Trưởng phòng Hành chính nhà máy cho biết, bên cạnh hệ thống dây chuyền thiết bị, công nghệ tiên tiến, Xi măng Công Thanh còn có nguồn nguyên liệu tốt để tạo ra sản phẩm chất lượng cao đó là núi đá vôi Tam Sơn, đầy đủ các yếu tố thành phần hóa, lý đã được kiểm nghiệm tại Cộng hòa liên bang Đức. Mỏ đá vôi có trữ lượng trên 250 triệu tấn, mỏ đá sét trữ lượng trên 50 triệu tấn đá cho nhà máy sản xuất trên 50 năm. Với công nghệ khai thác hiện đại, có hoàn nguyên tạo dựng lại cảnh quan môi trường trong khu vực khai thác. Nhờ vậy mà sản phẩm Xi măng Công Thanh có đặc tính nổi bật về chất lượng, có khả năng tạo độ dẻo cao hơn, thích hợp với mọi công trình, đặc biệt là các công trình lớn đòi hỏi sự bền vững lâu dài.

Kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên nhà máy, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư ở đây luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc mình đảm trách. Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh cũng luôn quan tâm đầu tư đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công nhân, xem đây là chìa khóa của sự thành công.

Công ty hiện có hơn 700 cán bộ, công nhân trong đó trên 80% là kỹ sư chuyên ngành điện, cơ khí và hóa silicat, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Cùng với việc tạo điều kiện cho nhân viên các phòng nghiệp vụ tham gia các lớp đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, nhà máy còn rất quan tâm đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ, công nhân.

“Nhờ tăng trưởng sản lượng và thị trường ổn định, nên thu nhập của người lao động cũng tăng theo. Hiện tại, Công ty đã nâng mức thu nhập bình quân lao động lên 6 triệu đồng/người/tháng, chế độ bồi dưỡng độc hại, bồi dưỡng làm việc theo ca được bảo đảm. Có thể khẳng định việc đầu tư dây chuyền, thiết bị hiện đại để thực hiện dự án nhà máy Xi măng Công Thanh là quyết sách đúng đắn của ban lãnh đạo Tập đoàn, quyết định thành quả ngày hôm nay, ông Lực tự hào nói.


Theo ximang.vn

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)