Xử lý khí thải ngành sản xuất xi măng

Thứ ba, 30/05/2017 15:55
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Xi măng Việt Nam là ngành công nghiệp có lịch sử phát triển từ rất lâu, đến nay đã hơn 100 năm. Một số thương hiệu xi măng nổi tiếng của Việt Nam như Xi măng Bút Sơn, Xi măng Nghi Sơn, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Hà Tiên, Xi măng Tam Điệp…

Theo định hướng quy hoạch phát triển ngành xi măng Việt Nam, tổng công suất đến năm 2025 là 121 triệu tấn. Nhu cầu sử dụng xi măng đang tăng lên hàng ngày do quy hoạch nhà ở, cầu đường ngày càng được chú trọng. Mặt khác, nước ta rất dồi dào về nguyên liệu (đá vôi, đá sét, phụ gia), là một nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, tiếp thu những công nghệ dây chuyền đang phát triển.

Sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất xi măng bao gồm rất nhiều chủng loại, nhưng có ba chủng loại chính đó là:

+ Clinker xi măng Porland: là sản phẩm được nung đến kết khối của hỗn hợp nguyên liệu đã được nghiền mịn và đồng nhất. Thành phần chính bao gồm : đá vôi: 75 – 80%, đất sét: 20 – 25%, các loại phụ gia khác.

+ Xi măng Porland (PC): là chất kết dính bền nước, được sản xuất bằng cách nghiền mịn clinker xi măng Porland với một lượng thạch cao cần thiết.

+ Xi măng Porland hỗn hợp (PCB): là chất kết dính bền nước được sản xuất bằng cách nghiền mịn clinker xi măng Porland với một lượng thạch cao cần thiết và phụ gia không quá 40% (phụ gia lười không quá 20%, phụ gia công nghiệp không quá 1%)

Phụ gia công nghệ gồm các chất cải thiện quá trình nghiền, vận chuyển, đóng bao hoặc phụ gia bảo quản nhưng không làm ảnh hưởng xấu tới tính chất của xi măng, vữa, bê tông.

Yêu cầu kỹ thuật đối với xi măng

Xi măng Porland được sản xuất theo các mác sau: PC30; PC40; PC50 trong đó:

- PC: là ký hiệu cho quy ước xi măng Porland

- Các trị số 30; 40; 50 là cường độ chịu nén của mẫu vữa chuẩn sau 28 ngày đóng rắn tính bằng N/mm2 (MPa), xác định theo TCVN 6016: 1995 (ISO 679: 1989)

Quy trình sản xuất xi măng


 

(Tham khảo quy trình của nhà máy Xi măng Tam Điệp)

Ô nhiễm không khí ngành sản xuất xi măng

+ Khí thải từ lò nung xi măng có hàm lượng bụi, CO, CO2, Fluor rất cao và cỏ khả năng gây ô nhiễm nếu không được kiểm soát tốt.

+ Từng giai đoạn sản xuất xi măng như vận chuyển nguyên liệu, đập nghiền sàng nguyên liệu, nung nhiên liệu ở nhiệt độ cao, đóng gói và vận chuyển khi hoàn thành sản phẩm… đều sinh ra một lượng bụi đáng kể. Các hạt bụi có kích thước khác nhau và có khả năng lan tỏa nhiều trong không khí, có khi phát tán đi rất xa, xa lắng xuống nước, lâu dần làm hỏng đất trồng, suy thoái hệ thực vật.

+ Bụi chủ yếu là bụi than, đá sét, đá vôi, thạch cao.

+ Bụi xi măng rất mịn (cỡ hạt nhỏ hơn 3µ), lơ lửng trong khí thải, khi hít dễ gây bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, khi hàm lượng SiO2 tự do hơn 2% có khả năng gây bệnh về phổi.

Biện pháp xử lý


+ Đối với các khí độc tạo ra bởi quá trình nung, trước tiên cho qua hệ thống giải nhiệt, dập bụi, sau đó qua hệ thống tháp hấp phụ bằng than hoạt tính. Phương pháp này rất hiệu quả và tiết kiệm kinh phí do vật liệu hấp phụ là than hoạt tính có những tính chất đặc biệt mang lại hiệu xuất hấp phụ cao. Bề mặt hấp phụ có thể được hoàn nguyên sau khi đã bị bão hòa.

+ Đối với bụi xi măng, đây là dạng bụi mịn và khô. Trước tiên sẽ có quạt hút để đưa bụi đến với hệ thống xử lý. Ở đây, đặt thiết bị lọc bụi bằng túi vải. Tùy theo lượng bụi phát sinh, kích cỡ hạt bụi sẽ đặt số lượng túi vải và kích thước vải lọc khác nhau. Phương pháp có hiệu quả lọc bụi trên 80%.


Theo ximang.vn

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)