14 hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ phải có giấy phép gồm: 1- Khảo sát, lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đo đạc và bản đồ; 2- Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ; 3- Xây dựng lưới trọng lực, thiên văn, tọa độ, độ cao; 4- Chụp ảnh, quét địa hình từ máy bay; 5- Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình; 6- Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình đáy biển; 7- Đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính; 8- Thành lập bản đồ hành chính; 9- Đo vẽ, thành lập bản đồ địa giới hành chính; 10- Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ; 11- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý; 12- Thành lập bản đồ chuyên đề; át-lát địa lý; 13-Khảo sát địa hình; đo đạc công trình; 14- Kiểm định các thiết bị đo đạc.
3 điều kiện để cấp giấy phép hoạt động
Nghị định cũng quy định cụ thể 3 điều kiện để tổ chức trong nước được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ gồm:
1- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề đo đạc và bản đồ đối với tổ chức hoạt động kinh doanh; có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có quy định chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ đối với đơn vị sự nghiệp.
2- Có lực lượng kỹ thuật đo đạc và bản đồ tối thiểu: a- Một kỹ thuật trưởng có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ, có thực tế hoạt động đo đạc và bản đồ ít nhất ba năm, có hợp đồng lao động được đóng bảo hiểm từ một năm trở lên, không được đồng thời là kỹ thuật trưởng của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ khác; b- Bốn nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ.
3- Có thiết bị công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với định mức thiết bị quy định trong định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp phép.
Nguyên tắc hoạt động đo đạc, bản đồ
Nghị định cũng quy định rõ, hoạt động đo đạc và bản đồ phải bảo đảm cung cấp dữ liệu địa lý phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nâng cao dân trí và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Công trình xây dựng đo đạc là tài sản của Nhà nước, phải được sử dụng và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Các sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản phải được cập nhật thường xuyên và kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Việc thành lập các sản phẩm bản đồ chuyên ngành, cơ sở dữ liệu địa lý chuyên ngành phải sử dụng các lớp thông tin nền của bản đồ địa hình quốc gia, cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia. Tổ chức, cá nhân được sử dụng các sản phẩm đo đạc và bản đồ và thực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.
Theo : chinhphu.vn