Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ nhà kiên cố ở nông thôn năm 2014 là 48,9% trong khi ở thành thị chỉ là 42,4%, trong khi tỷ trọng nhà bán kiên cố ở hai khu vực này có xu hướng ngược lại.
So với thời điểm năm 2009, tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố tăng 6,1%, chiếm 90,3%, còn lại là nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ. Vùng Đồng bằng sông Hồng có tỷ trọng nhà kiên cố cao nhất (90,2%), vùng Đồng bằng sông Cửu Long là thấp nhất (7,6%).
Diện tích ở bình quân đầu người là 20,6m2, tăng so với năm 20018 3,9m2/người, trong đó thành thị là 23m2, nông thôn là 19,5m2.
Hiện 33,1% dân số Việt Nam đang sinh sống ở thành thị và 66,9% tại các vùng nông thôn. Trong giai đoạn 2009-2014, tỷ suất tăng dân số thành thị hàng năm là 3,3%. Dân số thành thị tăng nhanh phần lớn nhờ vào quá trình di cư và đô thị hóa đã biến nhiều khu vực nông thôn trở thành những khu đô thị mới.
Điều kiện ở, sinh hoạt của người dân cũng được cải thiện đáng kể khi 89,9% số hộ sử dụng nguồn nước ăn uống hợp vệ sinh (năm 2009 là 87,6%); 98% số hộ sử dụng điện lới để thắp sáng (năm 2009 là 96,1%). Tuy vậy, khu vực trung du, miền núi phía Bắc có tỷ lệ sử dụng nước sạch thấp nhất cả nước là 64%.
Theo Chinhphu.vn