Hướng tới 50 năm ngày thành lập Tập đoàn Sông Đà 1/6/1961-1/6/2011: Từ làm thuê trở thành “ông chủ”

Thứ sáu, 20/05/2011 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trong quá trình phát triển 50 năm của Tập đoàn Sông Đà, vớinhững người đã trưởng thành, gắn bó với Tập đoàn từ những ngày mới thànhlập, việc vươn lên từ làm thuê đến làm chủ hoàn toàn các dự án đã khẳngđịnh sự lớn mạnh vượt bậc của Tập đoàn Sông Đà.

Công trình thủy điện YaLy đánh dấu bước trưởng thành vượt bâcậc của Tập đoàn Sông Đà.

Ngay trong thời gian xây dựng công trình thủy điện Yaly, phương án tự đầu tư các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã được TCty Sông Đà trước đây thực hiện, tạo hướng phát triển mới trong cơ chế mới. Các hình thức BOT, BO còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực thủy điện nhưng cũng được TCty mạnh dạn áp dụng để triển khai các công trình Cần Đơn, Ry Ninh II, Nà Lơi và một số công trình khác. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những công trình vừa và nhỏ. Việc vươn lên đảm nhận thi công trọn gói những công trình lớn theo hình thức chìa khóa trao tay – EPC (thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, gia công cơ khí, xây dựng, lắp đặt) được xác định là một trong những mục tiêu hàng đầu.

Quá trình để vươn lên đảm nhận vai trò của tổng thầu EPC ở lĩnh vực thủy điện là một bước ngoặt lớn của Sông Đà

Tổng thầu EPC sẽ giảm tối đa những thủ tục trong quá trình đầu tư, thời gian xây dựng công trình được rút ngắn, tiết kiệm chi phí và dự án sớm được đưa vào khai thác và sử dụng. Theo ông Đinh La Thăng, nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị TCty thì: “Quá trình để vươn lên đảm nhận vai trò của tổng thầu EPC ở lĩnh vực thủy điện là một bước ngoặt lớn của Sông Đà. Trước đây làm B đơn giản chỉ là lo tổ chức thi công các hạng mục phần xây sao cho bảo đảm chất lượng, tiến độ, mọi việc khác đều có bên A lo liệu. Làm tổng thầu EPC, Sông Đà phải tự đảm nhiệm từ khâu thiết kế, thi công, tư vấn, thiết kế công nghệ, mua sắm thiết bị của nhà máy, xây lắp, quản lý dự án; sau khi hoàn thành công việc xây dựng lắp đặt, vận hành đạt tiêu chuẩn mới bàn giao cho chủ đầu tư…”.

Qua tổng thầu EPC, TCty Sông Đà (nay là Tập đoàn Sông Đà) có đủ khả năng tham gia đấu thầu độc lập quốc tế và khu vực. Để chuẩn bị lực lượng cho việc làm tổng thầu, ngay từ khi xây dựng kế hoạch phát triển trong giai đoạn 2001 – 2005, Tập đoàn đã đề ra những mục tiêu cụ thể như: nâng cao năng lực đội ngũ tư vấn, thiết kế, bồi dưỡng kiến thức quản lý dự án, phát huy tính năng động tự chủ của các đơn vị thành viên… Những đơn vị năng lực yếu được sáp nhập vào các đơn vị mạnh, đồng thời đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm quản lý dự án từ những công trình trọng điểm trước đây được điều động bổ sung vào những vị trí chủ chốt. Bên cạnh đó Tập đoàn cũng thu hút nhiều lực lượng trẻ có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn. Nhờ vậy đáp ứng được yêu cầu hoạt động trong giai đoạn mới – phân tán lực lượng theo chiều công trình, khác với trước đây chỉ tập trung ở những công trình lớn.

Với sự tin tưởng và tín nhiệm qua những công trình TCty Sông Đà trước đây đã thi công, Chính phủ đã đồng ý giao dự án thủy điện Sê San 3 trên sông Sê San (Gia Lai) và dự án thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (Na Hang – Tuyên Quang) cho Sông Đà theo hình thức EPC. Vinh dự lớn lao nhưng trách nhiệm của những người thợ thủy điện cũng hết sức nặng nề. Công trình thủy điện Sê San 3 nằm ở bậc thang dưới của thủy điện Yaly, có hai tổ máy, thời gian thi công 6 năm. Thủy điện Tuyên Quang có giá trị gần bằng thủy điện Yaly (7.600 tỷ đồng), với 3 tổ máy nhưng thời gian thi công chỉ bằng nửa Yaly (5,5 năm). Mục tiêu quan trọng của công trình này là phòng chống lũ cho hạ du (thị xã Tuyên Quang và Hà Nội).


Đến năm 2010 đã có 13 dự án thủy điện do Tập đoàn đầu tư đi vào hoạt động.

Trước những yêu cầu đồng thời triển khai 2 công trình theo hình thức EPC, Sông Đà đã tập trung nhân lực, trang thiết bị thi công để đảm bảo tiến độ của dự án. Nhớ lại những ngày đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang cho biết: “Tuy đã chuẩn bị lực lượng để đáp ứng yêu cầu hoạt động nhưng do lần đầu tiên làm tổng thầu nên chúng tôi còn phải học tập thêm kinh nghiệm của nước ngoài, của các đơn vị trong nước. Trong quá trình triển khai mới nên phải hạn chế không vấp phải những vướng mắc cho đơn vị thi công cũng như chủ đầu tư”.

Cùng với hướng đi đúng của các dự án tự đầu tư xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ, hình thức tổng thầu EPC các công trình thủy điện lớn đã góp phần khẳng định vị trí của một doanh nghiệp xây lắp chuyên ngành thủy điện hàng đầu Việt Nam với việc làm tổng thầu xây lắp hầu hết dự án thủy điện lớn như: Bản Vẽ (320MW), Sê San 4 (360MW), Plêikrông (100MW), Sơn La (2.400MW), Lai Châu (1.200MW), Huội Quảng (520MW). Đặc biệt bằng dự án thủy điện Sơn La vừa hoàn thành phát điện tổ máy số 1 sớm hơn hai năm so với kế hoạch càng một lần nữa minh chứng cho sự vươn lên làm chủ hoàn toàn các dự án về thủy điện.

Cùng với việc thực hiện đầu tư nhiều dự án thủy điện như: Ry Ninh 2, Nà Lơi, Thác Trắng, Sê San 3A, Nậm Mu, Nậm Chiến... Đến năm 2010, Tập đoàn đã có 13 dự án đi vào vận hành, với tổng công suất 404MW, điện lượng bình quân hàng năm 1,74 tỷ KWh, góp phần bù đắp vào sự thiếu hụt điện năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, Tập đoàn Sông Đà hiện còn là doanh nghiệp đầu tiên được Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào giao cho nghiên cứu và thực hiện đầu tư 7 dự án thủy điện tại Lào (Xêkaman 3, Xêkaman 1, Sê Kông 3...), với tổng công suất khoảng 1.400MW, để nhập khẩu điện về Việt Nam.

Không chỉ làm chủ trong lĩnh vực điện, Tập đoàn Sông Đà còn làm chủ nhà máy thép Việt Ý (công suất 200 nghìn tấn/năm); Nhà máy phôi thép Sông Đà (400 nghìn tấn/năm); Xi măng Hạ Long (2,1 triệu tấn/năm), nâng tổng số nhà máy xi măng lên 3 nhà máy với tổng công suất 2,5 triệu tấn/năm và các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng khác.


Thủy điện Cần Đơn - dự án thủy điện BOT đầu tiên của tập đoàn.

Trong lĩnh vực hạ tầng, Tập đoàn đầu tư 3 dự án theo hình thức BOT: Hầm đường bộ qua đèo Ngang, Đường QL2 đoạn Hà Nội - Vĩnh Phúc, Đường QL1A đoạn tránh TP Hà Tĩnh, QL6 đoạn Hà Nội - Xuân Mai, QL3 đoạn Hà Nội - Thái Nguyên theo hình thức BOT kết hợp BT.

Trong lĩnh vực BĐS, thành công đầu tiên của Tập đoàn Sông Đà là thực hiện dự án Mỹ Đình - Mễ Trì, tiếp theo đó Tập đoàn đã thực hiện đầu tư nhiều dự án có hiệu quả tại các TP lớn trong nước (Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng...). Việc đầu tư các dự án này mang lại hiệu quả lớn cho đất nước cũng như của các đơn vị thành viên trong toàn Tập đoàn.

Vươn lên làm chủ, bên cạnh những cố gắng chủ động học hỏi, xây dựng thu hút đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, thành công của Tập đoàn Sông Đà có được còn nhờ luôn chú trọng đến công tác đầu tư máy móc, thiết bị có công nghệ hiện đại, đồng bộ của các nước phát triển (Nhật, Mỹ, Đức, Thụy Điển,...); Đặc biệt là các công nghệ mới nhất, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam như: dây chuyền thi công bê tông dự lạnh cho đập thủy điện Sê San 3; Bê tông đầm lăn (RCC) cho đập thủy điện: Plei Krông , Bản Vẽ, Sê San 4,Sơn La; Thiết bị thi công hầm theo công nghệ NATM của Áo cho hầm Hải Vân; Bê tông đập vòm cho thủy điện Nậm Chiến,... Tổng giá trị đầu tư thiết bị trong 10 năm (2001-2010) của Tập đoàn khoảng trên 6 nghìn tỷ đồng.


Theo Báo Xây dựng điện tử

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)