Giảm chi phí sản xuất xi măng: Tận dụng nguồn nguyên liệu thay thế từ rác thải

Thứ năm, 16/12/2010 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Chi phí nhiên liệu chiếm một phần quan trọng trong chi phí vận hành của các nhàmáy xi măng. Đó là lý do vì sao ngành công nghiệp xi măng trên toàn thế giớiluôn tìm cách giảm lượng nhiên liệu bằng cách tăng hiệu quả nhiệt cũng như sửdụng và tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế rẻ hơn. Ngày nay, việc sử dụng nhiênliệu chất lượng thấp hoặc khó đốt đã trở thành tiêu chuẩn đối với các nhà máysản xuất. Việc sử dụng nhiêu liệu sinh khối hoặc chiết xuất từ bã (ResidueDerive Fuel - RDF) đã tăng đáng kể và đạt 10% trên toàn thế giới với ngành côngnghiệp xi măng. Việc ứng dụng những nhiên liệu này đang được ưu tiên vì các phầnbã có thể có khi đốt các nhiên liệu này sẽ được kết hợp vào clinker xi măng, nhờđó tránh được vấn đề chôn lấp phế thải.

Việc sử dụng nhiên liệu bậc thấp hoặc nhiên liệu khó đốt, sinh khối (trấu, vỏ dừa…) và bã RDF trong nhà máy xi măng thường có yêu cầu riêng của nó: Hoạt động của các dây chuyền nung xi măng trở nên khó khăn hơn do các dao động ở các nhiên liệu này cần phải được cân bằng, thể tích lớn hơn do hoạt động cháy khác và hàm lượng nước cao hơn cần phải điều tiết cho phù hợp, việc nạp và chuẩn bị các nhiên liệu này cần được bảo đảm thích hợp và chất lượng clinker phải được theo dõi thường xuyên.

Polysius là một đối tác lớn của ngành xi măng thế giới đến từ Đức luôn đi đầu trong việc phát triển các giải pháp cho ngành công nghiệp này. TS.Uwe Mass (Hãng Polysius AG) vừa công bố tại Việt Nam phương án sử dụng buồng đốt phụ (Combustion chamber) để xử lý nhiên liệu khó đốt (ví dụ như cốc dầu mỏ hoặc antraxit) trong lò nung đồng thời đề xuất giải pháp sử dụng nhiên liệu bã RDF hiệu quả thông qua hai bộ phận là Bét đốt Polflam cho phép sử dụng 100% nhiên liệu thay thế và môđun Prepol SC cho phép kết quả đốt cháy cao.

Tại châu Âu, hiện đã có cơ sở hạ tầng được thiết lập tốt cho bã RDF như hệ thống thu gom, cơ chế phân loại, tiêu chuẩn chất lượng cho nhiên liệu dẫn xuất từ bã RDF. Các nhà máy sản xuất xi măng có thể lựa chọn các bậc và chất lượng bã RDF tuỳ vào các yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên tại châu Á và Việt Nam cơ sở hạ tầng cho việc thu gom, phân loại rác mới ở giai đoạn bắt đầu. Vì vậy, khách hàng sử dụng nhiên liệu không xác định được là rác thải được xử lý nhưng có sử dụng được trong quá trình đốt clinker hay không và không xác định được số lượng tối đa, sự thích hợp và tác động của nguyên liệu đó đến quá trình cháy như thế nào. Nhằm mục đích hỗ trợ khách hàng trong quá trình tìm kiếm câu trả lời về vấn đề này, Polysius đã thiết lập Dịch vụ đánh giá AFR. Mục tiêu là hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế thích hợp, sử dụng được trong dây chuyền lò của từng nhà máy và thiết lập điều kiện để làm việc đó.

Việc phân tích rác thải được thực hiện bằng cách phân loại và lấy mẫu đại diện rác thải trong các phần tương ứng khác nhau, kết quả phân tích sẽ cho ra tỷ lệ từng loại rác (VD; kính, giấy bìa, rác điện tử, vải, kim loại, nhựa…) Từ đó cho ra kết quả để xác định các thành phần và tỷ lệ có thể sử dụng; xác định trở ngại và lợi ích về hoá học và xử lý; xác định năng lực và yêu cầu với việc xử lý rác thải.

Tiếp theo là việc xác định công nghệ xử lý sơ bộ cho rác thải cũng như công nghệ nạp nguyên liệu vào hệ thống lò. Yêu cầu của dây chuyền lò là phải giảm tối thiểu xáo trộn đối với hoạt động thông thường của lò. Hàm lượng nhiệt, hàm lượng nước, cỡ hạt của nhiên liệu thay thế phải được xử lý thích hợp. Bước này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ với khách hàng vì công nghệ được lựa chọn dựa trên tổng khối lượng nhiên liệu thay thế được sử dụng trong quá trình nung và tổng khối lượng đầu tư của khách hàng. Sự phân tích đánh giá kỹ lưỡng tình hình cụ thể để đảm bảo rằng các thiết bị sẽ hoạt động như dự kiến với nhiên liệu được cung cấp, mặt khác chi phí đầu tư sẽ ở mức thấp nhất.

Trong khi các nhà cung cấp thiết bị xử lý và vận chuyển nhiên liệu thay thế có mặt trên thị trường từ lâu nhưng chỉ áp dụng trên thiết bị của họ thì các dịch vụ và thiết bị của Polysius áp dụng được với mọi dây chuyền lò sản xuất hiện nay. Với kiến thức sâu rộng về các yêu cầu của quá trình đốt clinker cùng kinh nghiệm thu thập được khi thiết lập hệ thống xử lý rác thải và sự hiện diện, hoạt động quy mô toàn thế giới, Polysius có thể cung cấp cho khách hàng giải pháp từ một nguồn - đó là sự đảm bảo tốt nhất để đạt được lợi ích từ khoản đầu tư tương ứng.

Tại Việt Nam, công nghệ và thiết bị của Polysius đã được chuyển giao áp dụng tại các đơn vị như: Cty Xi măng Thăng Long, Cty Xi măng Hà Tiên 2, Nhà máy xi măng Bình Phước… và các nhà máy này đều đang được cơ quan quản lý và chuyên gia đánh giá là sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại nhất cả nước về tiết kiệm chi phí từ nguyên liệu thay thế.


Theo Báo Xây dựng điện tử

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)