Phú Yên sẽ trở thành cửa ngõ để phát triển vùng Tây Nguyên

Thứ năm, 04/09/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Từ nay đến năm 2020, Phú Yên, với nhu cầu vốn đầu tư khoảng 238 nghìn tỷ đồng, sẽ phấn đấu trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước, là cửa ngõ mới ra hướng Đông để phát triển vùng Tây Nguyên, đồng thời là một điểm nhấn quan trọng trong liên kết phát triển vùng giữa các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.

Tỉnh Phú Yên: Cửa ngõ mới để phát triển vùng Tây Nguyên

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ này có 1 thành phố, 2 thị xã và 9 thị trấn.

Tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người sau mỗi giai đoạn 5 năm

Trong mục tiêu phát triển, phấn đấu đến năm 2020, Phú Yên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đến năm 2010 đạt 13,6%/năm, giai đoạn 2011 – 2015 đạt 15,2%/năm.

Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 2 lần sau mỗi giai đoạn 5 năm, từ 750 USD năm 2010 lên 1.600 USD năm 2015 và 3.000 USD năm 2020.

Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ tăng hơn 10 lần từ 150 triệu USD năm 2010 lên 1.500 triệu USD năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 9% năm 2010 xuống dưới 3,4% năm 2015 và năm 2020 cơ bản không còn hộ nghèo.

Phát triển du lịch thành công nghiệp “sạch” mang màu sắc độc đáo riêng

Phú Yên sẽ tăng nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn để tạo bước phát triển đột phá, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh như: điện tử, lọc dầu, hóa dầu, đóng tàu, chế biến nông thủy sản, sản xuất điện-nước. Trong đó đặc biệt quan tâm đến dự án Nhà máy lọc dầu công suất 4 triệu tấn/năm và các nhà máy hóa dầu. 

Khu kinh tế Nam Phú Yên có khu đô thị Nam Tuy Hòa, khu công nghiệp lọc, hóa dầu và một số khu công nghiệp tập trung khác gắn liền cảng biển Vũng Rô, cảng biển Hòa Tâm và sân bay Tuy Hòa sẽ được đầu tư phát triển.

Theo Quy hoạch, ngành Du lịch sẽ được phát triển mạnh để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, công nghiệp "sạch" mang màu sắc độc đáo riêng. Phát triển du lịch miền núi gắn liền với văn hóa các dân tộc, cảnh quan thiên nhiên, kết hợp hình thành các tuyến nối liền giữa miền biển và các tỉnh Tây Nguyên.

Trở thành đầu mối giao thông lớn trong vùng

Tỉnh sẽ hình thành cụm đầu mối giao thông đường sắt, đường hàng không, đường bộ Đông-Tây và là đầu mối giao thông lớn của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Theo đó, tỉnh đầu tư hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới giao thông đường bộ với quốc lộ 1A, 25, ĐT 645, trục ven biển phía Đông, dọc miền Tây và các tỉnh lộ làm các trục giao thông chiến lược.

Tuyến đường sắt Phú Yên-Tây Nguyên qua Campuchia-Lào-Thái Lan sẽ được nghiên cứu xây dựng; tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam giai đoạn I qua khu kinh tế Vân Phong Khánh Hòa đến Phú Yên sẽ là đầu mối tuyến đường sắt đi Tây Nguyên.


Theo Cổng TTĐT Chính phủ

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)