1. Theo đó, việc Công ty cổ phần DAP-VINACHEM đề nghị định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn thạch cao PG trên cơ sở vận dụng Thông tư số 07/2017/TT-BXD ngày 15/5/2017 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt có nhân thêm hệ số về độ phức tạp là chưa phù hợp.
2. Theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, thời gian qua Bộ Xây dựng đã nghiên cứu ban hành một số tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật cho việc xử lý, sử dụng thạch cao làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong công trình xây dựng gồm:
a) Về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật:
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật: TCVN 8256:2009 Tấm thạch cao - Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 8257:2009 Tấm thạch cao - Phương pháp thử; TCVN 8654:2011 Thạch cao - Phương pháp phân tích hóa học; TCVN 9807:2013 Thạch cao dùng để sản xuất xi măng; TCVN 11833:2017 Thạch cao phốt pho làm phụ gia cho sản xuất xi măng.
+ Quy chuẩn kỹ thuật: QCVN 16:2017/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng.
+ Chỉ dẫn kỹ thuật: Quyết định số 393/QĐ-BXD ngày 21/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Chỉ dẫn kỹ thuật sử dụng thạch cao phospho và thạch cao FGD làm nguyên liệu sản xuất tấm thạch cao.
b) Về định mức kinh tế kỹ thuật:
Bộ Xây dựng đang thực hiện nghiên cứu, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật sử dụng thạch cao làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; làm vật liệu, phụ gia trong thi công các công trình xây dựng, dự kiến sẽ được công bố/ban hành trong năm 2020.
3. Đề nghị công ty báo cáo Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành để tổ chức xây dựng định mức hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng, đủ điều kiện năng lực để xây dựng định mức theo hướng dẫn tại văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực tại thời điểm xây dựng định mức.
Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 2064/BXD-KTXD.